Xu hướng chuyển đổi số tại Việt Nam những năm gần đây đã không còn xa lạ với các doanh nghiệp trong mọi lĩnh vực. Cụ thể, đâu là những công nghệ thuộc nhóm xu hướng hàng đầu đang được nhiều doanh nghiệp lựa chọn ứng dụng tại Việt Nam? Cùng tìm hiểu 4 công nghệ top đầu hứa hẹn sẽ giúp doanh nghiệp phát triển đột phá ngay sau đây!
Xem thêm:
- 9 mô hình chuyển đổi số tiêu biểu trong thời đại 4.0
- 10 bước trong quy trình chuyển đổi số đem đến thành công
- 8 Ví dụ về chuyển đổi số thành công cho từng ngành hàng
1. Công nghệ điện toán đám mây
Theo định nghĩa từ Viện Tiêu chuẩn và Công nghệ Mỹ (NIST), điện toán đám mây là mô hình cho phép người dùng truy cập nhóm tài nguyên máy tính có thể định cấu hình chia sẻ như: mạng, server, lưu trữ, ứng dụng và dịch vụ nhờ kết nối mạng một cách dễ dàng, mọi lúc, mọi nơi và theo yêu cầu.
Tài nguyên điện toán đám mây có thể được tạo hoặc hủy bỏ nhanh chóng bởi người dùng mà không cần sự can thiệp của nhà cung cấp dịch vụ. 5 đặc trưng nổi bật để phân biệt điện toán đám mây với các hình thức máy chủ khác là:
- Khả năng tự phục vụ theo nhu cầu (On-demand self-service)
- Truy cập mọi lúc mọi nơi (Broad network access)
- Trung tâm dữ liệu (Resource pooling)
- Nhanh chóng tùy chỉnh lượng tài nguyên cần sử dụng (Rapid elasticity or expansion)
- Dịch vụ được đo lường (Measured service).
Với điện toán đám mây, các doanh nghiệp có thể:
- Phát triển ứng dụng, website
- Phân tích dữ liệu, dữ liệu lớn (big data)
- Sử dụng Cloud Server để lưu trữ dữ liệu website
- Sử dụng dịch vụ theo nhu cầu và chỉ trả tiền cho những dịch vụ cần sử dụng nhờ tính tùy chỉnh cao của công nghệ
- Chia sẻ thông tin một cách dễ dàng qua các nền tảng như: Google Drive, Dropbox, OneDrive, iCloud…
- Dễ dàng làm việc nhóm thông qua truy cập chung một kho dữ liệu được cấp quyền, giúp vận hành doanh nghiệp không bị gián đoạn trong đại dịch.
Nhờ đó, doanh nghiệp có thể tối ưu quy trình, cắt giảm chi phí trong quá trình chuyển đổi số và nâng cao trải nghiệm khách hàng.
2. Ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI)
Thuộc lĩnh vực khoa học máy tính, AI là công nghệ có thể mô phỏng trí thông minh của con người và có khả năng suy nghĩ và lập luận để giải quyết vấn đề, biết giao tiếp do hiểu ngôn ngữ, tiếng nói, biết học và tự thích nghi...
Nhờ năng lực “tự học”, AI hiện có thể tự phân tích và đưa ra các phỏng đoán trước các dữ liệu mới mà không cần sự tham gia của con người, đặc biệt là với ưu thế xử lý dữ liệu tốc độ cao, dung lượng khổng lồ.
Theo dự báo đến năm 2030 của PwC, GDP toàn cầu có thể tăng trưởng thêm 14% nhờ trí tuệ nhân tạo. AI thay đổi cách hoạt động của nhiều ngành nghề và cả cuộc sống hàng ngày của con người.
- Ví dụ trong lĩnh vực ngân hàng, AI hỗ trợ đắc lực trong nghiệp vụ đánh giá tín dụng nhờ đưa ra kết luận chính xác hơn những phương pháp truyền thống, hay hỗ trợ giao dịch định lượng (Quantitative Trading hay còn gọi là Quant). Ngoài ra, AI cũng nâng cao trải nghiệm khách hàng nhờ trợ lý ảo như chatbot, giúp khách hàng tự phục vụ với dịch vụ cung cấp 24/7 (Self-hep Service).
- AI nâng cao năng lực ngành khách sạn từ giao diện thông minh, hệ thống quản lý dữ liệu đến so sánh giá dịch vụ hay tạo ra những trải nghiệm ấn tượng dành cho khách lưu trú. (Altinay & Poudel, 2015). AI cũng có thể hỗ trợ nhân viên làm các tác vụ như đặt phòng, đăng ký nhận phòng và trả phòng (check in/ check out), dịch vụ phục vụ ăn uống trên phòng, hay kiểm soát điện, nước…
- AI thúc đẩy các dịch vụ mua sắm trực tuyến bùng nổ đến giảm chi phí đầu tư trong sản xuất và hợp lý hóa chẩn đoán trong chăm sóc sức khỏe.
3. Xu hướng chuyển đổi số IOT (Internet vạn vật)
Internet of Things hay IoT, Internet vạn vật là thuật ngữ để chỉ những thiết bị vật lý khi được kết nối với Internet, thu thập và chia sẻ dữ liệu với nhau. Mặc dù ý tưởng tích hợp cảm biến và dữ liệu vào các vật dụng hàng ngày này đã được thảo luận trong suốt những năm 1980, nhưng đến ngày nay nhờ sự phổ biến của chip máy tính chi phí thấp và mạng không dây, ý tưởng đó mới dần trở thành hiện thực.
Đối với các doanh nghiệp, ứng dụng IoT mang lại nhiều lợi ích đáng kể như:
- Sở hữu nguồn dữ liệu lớn, kiểm soát và tận dụng tốt dữ liệu, đưa ra các đánh giá để cải tiến quy trình sản phẩm.
- Với các sản phẩm có tính kết nối cao, các nhà sản xuất hoặc nhà cung cấp dễ dàng kiểm soát quá trình sản xuất từ xa và phát hiện nhanh sự cố gây ra tắc nghẽn để xử lý kịp thời.
- Các nhà sản xuất có thể đưa ra các mô hình kinh doanh mới khi tích hợp sản phẩm họ đi kèm các dịch vụ như bảo trì qua Internet.
- Tối ưu sản phẩm, dịch vụ hoặc thiết kế các sản phẩm đời sau có hiệu suất và chất lượng cao nhờ phân tích dữ liệu hoạt động thực tế
Nhờ IoT, cuộc sống hàng ngày của con người cũng trở nên tiện ích và chất lượng hơn. Ví dụ như người dùng có thể sử dụng trợ lý ảo giúp tiết kiệm công sức trong hoạt động hàng ngày như bật nhạc, bật TV, hệ thống an ninh giám sát nhà cửa…
4. Công nghệ thực tế ảo VR
Công nghệ thực tế ảo (VR – Virtual reality) là công nghệ mô phỏng môi trường thật với các hình ảnh ảo, giúp người dùng cảm thấy là một phần trong đó một cách chân thực qua tương tác bằng những giác quan khác như thính giác, khứu giác và xúc giác.
Công nghệ VR cũng đang được ứng dụng và mang lại lợi ích cho rất nhiều lĩnh vực:
- Với ngành du lịch, công nghệ VR giúp con người dễ dàng tham quan các địa điểm du lịch ở khắp nơi trên thế giới chỉ với số thiết bị công nghệ. Những năm gần đây, khi đại dịch Covid-19 gây gián đoạn hoạt động nghiêm trọng, công nghệ này cũng giúp các doanh nghiệp du lịch có thêm nhiều hướng đi mới.
- Ứng dụng trong ngành giáo dục, công nghệ VR giúp học sinh, sinh viên tiếp cận kiến thức một cách thực tế và hấp dẫn hơn nhiều so với sách giáo trình, video, hình ảnh hay trang web. Ví dụ, học sinh có thể nhìn thấy các phân tử và quá trình nhập – tách trong môn sinh học, hay dễ dàng nhớ được các sự kiện lịch sử, hiểu rõ hơn về không gian…
- Với những ngành kỹ thuật, kiến trúc, khả năng tái hiện hình ảnh trực quan, sinh động giúp người sáng tạo để hoàn thành sản phẩm của mình.
Có thể thấy, xu hướng chuyển đổi số là một giải pháp, là hướng đi chiến lược giúp các doanh nghiệp tăng tính cạnh tranh trên thị trường. Trước tình hình đại dịch vẫn còn diễn biến phức tạp và kéo dài, mỗi doanh nghiệp cần sớm vạch ra một kế hoạch chuyển đổi số đường dài để tập trung phát triển bền vững, tăng tính cạnh tranh và tận dụng tối ưu cơ hội để phát triển, mở rộng thị trường.