Hyperautomation Trong Tối Ưu Hoá Chuỗi Cung Ứng, Giải Quyết Thách Thức Ngành Bán Lẻ

Các doanh nghiệp bán lẻ hiện nay tăng tốc đầu tư ứng dụng công nghệ chiến lược mới nhằm vượt qua những thách thức từ bên trong và bên ngoài. Vấn đề đặt ra với lúc này là nhà bán lẻ phải số hoá triệt để chuỗi cung ứng để vượt qua thách thức, hướng đến phát triển bền vững. Muốn đạt được điều này, nhà bán lẻ cần phối hợp một cách linh hoạt, hiệu quả giải pháp siêu tự động hoá trong 8 bước chuyển đổi mô hình.

Những thách thức đối với ngành bán lẻ

Các yếu tố bên ngoài

Năm 2021 chứng kiến hàng loạt những biến động chính trị toàn cầu, trong đó có những vấn đề tạo ảnh hưởng không nhỏ đến ngành bán lẻ thế giới. Hàng loạt chính sách về thuế quan, chính sách bảo hộ, hạn chế thương mại hay ưu đãi thuế cho các doanh nghiệp chuyển sản xuất về trong nước (reshoring) của các quốc gia gây nhiều ảnh hưởng gián tiếp đến ngành bán lẻ thông qua tác động đến nhu cầu và khả năng mua sắm của người dân, chi phí sản xuất, quyết định đầu tư và cả sức cạnh tranh của doanh nghiệp bán lẻ nói riêng và ngành bán lẻ nói chung.

Các yếu tố chính trị, kinh tế, xã hội và công nghệ đặt ra nhiều thách thức cho ngành bán lẻ. Nguồn: depositphotos.com

Các yếu tố kinh tế trong ngắn và dài hạn cũng có nhiều tác động đối với ngành bán lẻ toàn cầu. Có nhiều vấn đề làm gia tăng nguy cơ suy thoái kinh tế toàn cầu khiến cho các doanh nghiệp bán lẻ phải chật vật để thích nghi và tồn tại, ngành bán lẻ phải có những bước đi nhanh chóng, phù hợp để thích ứng với bối cảnh mới. Hàng loạt các doanh nghiệp phá sản khiến một số lượng lớn lao động mất việc, hiện tượng chênh lệch thu nhập tại nhiều quốc gia có xu hướng gia tăng, lạm phát và nhiều yếu tố kinh tế khác khiến hành vi mua sắm của người tiêu dùng có những biến động, gây những ảnh hưởng không nhỏ đến ngành bán lẻ. Các nhà bán lẻ phải đối mặt với áp lực gia tăng trong ngành và cạnh tranh gay gắt để tăng thị phần. 

Ngoài ra, các yếu tố văn hoá xã hội của các quốc gia và của toàn thế giới cũng tạo ra những ảnh hưởng đến ngành bán lẻ. Đại dịch Covid-19 đẩy mạnh nhu cầu làm việc từ xa, mô hình làm việc kết hợp (Hybrid) đồng thời cũng hình thành thói quen mua sắm của người tiêu dùng. Ngành bán lẻ phải có những thay đổi để đáp ứng tốt nhu cầu mới của người tiêu dùng (mua sắm trực tuyến, nhận hàng tại cửa hàng,…). Chủ nghĩa tiêu dùng có ý thức tạo ra bộ phận “người tiêu dùng có ý thức” cam kết đưa ra quyết định mua có tác động tích cực đến xã hội, kinh tế và môi trường góp phần thúc đẩy các doanh nghiệp bán lẻ thay đổi mô hình kinh doanh.

Cuối cùng, các yếu tố về công nghệ cũng góp phần thúc đẩy ngành bán lẻ chuyển mình. Sự ra đời của hàng loạt công nghệ hiện đại như tự động hoá, trí tuệ nhân tạo, máy học, công nghệ thanh toán không tiền mặt… mang đến nhiều lợi ích cho ngành bán lẻ. Doanh nghiệp bán lẻ thực hiện chuyển đổi số cũng vấp phải một số trở ngại như rủi ro an ninh mạng, rủi ro công nghệ,… đòi hỏi các doanh nghiệp phải có những bước đi thích hợp.

Các yếu tố nội tại

Khách hàng là yếu tố quyết định sự tồn tại của mọi doanh nghiệp. Các doanh nghiệp nói chung và doanh nghiệp bán lẻ nói riêng luôn phải tìm cách để đáp ứng tốt nhu cầu khách hàng để giữ chân họ. Trong bối cảnh hiện nay, người tiêu dùng có nhiều lựa chọn và nhu cầu của họ gia tăng về cả số lượng và mức độ với sự kỳ vọng ngày càng cao. Điều này thúc đẩy các doanh nghiệp bán lẻ tìm giải pháp phù hợp để thoả mãn những nhu cầu đó mà vẫn đáp ứng lộ trình phát triển.

Song song với việc phát triển và đáp ứng tốt nhu cầu khách hàng, doanh nghiệp bán lẻ cũng cần tìm cách vượt qua một vấn đề nội tại ngành – năng lực cạnh tranh. Tuy một số lượng lớn các doanh nghiệp bán lẻ phá sản do đại dịch Covid-19 nhưng mức độ cạnh tranh trong lĩnh vực bán lẻ vẫn tương đối mạnh mẽ. Các doanh nghiệp bán lẻ cần đẩy mạnh năng lực cạnh tranh cá nhân để đối mặt với sự cạnh tranh đến từ các đối thủ cùng ngành.

Doanh nghiệp trong ngành bán lẻ có mức độ cạnh tranh tương đối cao. Nguồn: baamboozle.com

Các thách thức đặt ra ngày càng nhiều và đi kèm là những rủi ro vô cùng lớn buộc các doanh nghiệp ngành bán lẻ phải tiến đến số hoá triệt để chuỗi cung ứng. Có 8 bước chuyển đổi mô hình mà doanh nghiệp bán lẻ cần ghi nhớ nếu muốn số hoá chuỗi cung ứng và thu được hiệu quả tối ưu.

Những thay đổi quan trọng nhằm tối ưu hóa chuỗi cung ứng

Những thay đổi quan trọng trong chuỗi cung ứng. Nguồn: congtyxuatnhapkhau.org

Cải thiện tính minh bạch của dữ liệu

Cải thiện tính minh bạch của dữ liệu thông qua khả năng hiển thị toàn bộ chuỗi cung ứng, mang đến khả năng truy xuất nguồn gốc dữ liệu xuyên suốt chuỗi cung ứng và truy cập, làm việc với dữ liệu mọi lúc mọi nơi. Điều này giúp dễ dàng xác định các điểm nghẽn và thực hiện các biện pháp phòng ngừa để tránh các gián đoạn trong quá trình thông quan hàng hóa. Nhìn chung, muốn đáp ứng tốt hơn nhu cầu khách hàng thì yêu cầu tiên quyết đặt ra trước hết là cải thiện tính minh bạch của dữ liệu.

Tối ưu hóa hạ tầng liên tục và theo hướng dựa trên dữ liệu

Các nhà bán lẻ cần nâng cấp hạ tầng số liên tục và căn cứ vào dữ liệu đã ghi nhận để thực hiện nâng cấp nhằm hướng tới tối ưu hạ tầng số. Điều này giúp đảm bảo chuỗi cung ứng vận hành hiệu quả và có khả năng cạnh tranh. Bên cạnh đó, các doanh nghiệp trong chuỗi cũng cần tối ưu vấn đề xử lý khí thải để giảm thiểu các tác động đến môi trường.

Quản lý tự động và trong thời gian thực

Lập kế hoạch và giao việc thủ công đã lỗi thời và không còn mang đến hiệu quả tối ưu. Thay vào đó, máy móc công nghệ hiện đại có khả năng quản lý tự động theo thời gian thực, đảm bảo đã tính đến đầy đủ các yếu tố bên trong và bên ngoài tạo ra nhiều lợi ích. Ví dụ, dựa trên dữ liệu về lượng hàng tồn kho thực tế và dự đoán thông minh nhu cầu trong vài ngày tới, ứng dụng đưa ra hướng dẫn theo thời gian thực cho người lái xe để họ di chuyển đến cửa hàng với quãng đường tối ưu. Quản lý tự động theo thời gian thực vừa giúp nâng cao hiệu quả hoạt động, vừa giảm thiểu chi phí và tránh lãng phí tài nguyên.

Phát triển chiến lược phân loại hiệu quả

Chiến lược phân loại trong bán lẻ là công cụ mà các nhà bán lẻ sử dụng để quản lý và tăng doanh số bán hàng. Quản lý đơn hàng và phân loại dựa trên trí tuệ nhân tạo hình thành hệ thống trung tâm có khả năng tính toán để tối ưu hoá mức tồn kho hoặc điều chỉnh ưu đãi với từng đối tượng khách hàng cụ thể hướng đến mục tiêu tối đa hoá lợi nhuận. 

Đáp ứng mọi nhu cầu giao hàng

Trong tương lai, các doanh nghiệp trong chuỗi cung ứng cần đảm bảo luôn trong trạng thái sẵn sàng giao hàng, khoảng cách giữa các kênh bán hàng và khách hàng hầu như sẽ biến mất. Để làm được điều này, các nhà bán lẻ cần xây dựng hệ thống bán hàng đa kênh hiệu quả có kết nối chặt chẽ, phục vụ khách hàng ở mọi điểm chạm một cách hiệu quả, liền mạch.

Khả năng tiếp cận hàng hóa liên tục

Điều quan trọng nhất của việc mua hàng là khách hàng có thể dễ dàng tiếp cận hàng hoá, trực tiếp hoặc trực tuyến để tìm hiểu và đặt hàng cho dù hàng hoá có đang ở bất cứ đâu. Khả năng tiếp cận hàng hoá liên tục và dễ dàng giúp đẩy nhanh tốc độ tiêu thụ hàng hoá và mang đến sự hài lòng cho khách hàng từ đó cải thiện trải nghiệm khách hàng.

Sử dụng lực lượng lao động kỹ thuật số thông minh

Các doanh nghiệp đang nỗ lực để giảm sự phụ thuộc vào lao động thủ công và thay vào đó là hệ thống lao động kỹ thuật số – robot. Robot thông minh không chỉ thay thế lao động thủ công mà còn có trí tuệ thông minh của con người để thực hiện những tác vụ phức tạp trong môi trường đặc biệt. Lực lượng lao động kỹ thuật số vừa giúp tăng năng suất vừa giảm thiểu chi phí lao động và ngăn chặn nguy cơ thiếu công suất.

Tạo ra cơ hội kinh doanh mới từ hàng hoá đổi trả

Xây dựng một kế hoạch để tận dụng hàng hoá bị trả lại có thể là lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp bán lẻ. Tỷ lệ đổi trả hàng hoá trên thực tế tương đối cao, nhất là khi số lượng hàng bán ra vẫn liên tục tăng mạnh. Thay vì loại bỏ hàng hoá bị trả lại hoặc không đoái hoài gì đến chúng, các doanh nghiệp bán lẻ có thể phân loại sản phẩm theo các tùy chọn xử lý như sửa chữa, tái chế, bán lại như hàng mới, bán lại dưới dạng hàng đã bị trả,… 

Vai trò của siêu tự động hoá đối trong tối ưu hoá chuỗi cung ứng

Áp dụng công nghệ sẽ giúp doanh nghiệp bán lẻ đạt được những hiệu quả nhất định và xử lý những thách thức còn tồn đọng. Tuy nhiên, để tiến tới hiệu quả cao nhất thay vì áp dụng riêng lẻ từng công nghệ, nhà bán lẻ cần hướng đến sự tích hợp hiệu quả các công nghệ:

  • RPA: Các bot RPA có thể tự động hóa các quy trình lập kế hoạch cung và cầu trong quản lý chuỗi cung ứng bằng cách tự động tìm kiếm và đối chiếu dữ liệu cần thiết từ các nhà cung cấp, báo cáo tình báo thị trường, đội bán hàng và trình bày dữ liệu ở định dạng chuẩn hóa. Các bot RPA còn giúp loại bỏ lỗi thủ công nhờ đó tối ưu hoá hiệu quả hoạt động lập kế hoạch đảm bảo dự đoán chính xác. 
  • Phân tích dữ liệu lớn: Hệ thống quản lý của Dữ liệu lớn bao gồm các giải pháp phân tích thời gian thực có thể được sử dụng để tăng cường hiệu quả hoạt động giao hàng: tối ưu hóa việc lập lịch giao hàng, theo dõi các gói hàng và phương tiện trong thời gian thực; tự động hóa các thông báo gửi cho khách hàng trong trường hợp có sự chậm trễ và cập nhật trạng thái đơn hàng cho khách hàng theo thời gian thực. Ngoài ra, dữ liệu lớn cho phép các doanh nghiệp phát triển các mô hình toán học phức tạp dự báo tỷ suất lợi nhuận, tối ưu chi phí, dự đoán giá bán,… 
  • Nền tảng đám mây: Điện toán đám mây cung cấp cơ sở hạ tầng, nền tảng và giải pháp công nghệ cho mạng lưới chuỗi cung ứng tạo ra nhiều lợi ích. nền tảng đám mây cải thiện đáng kể các hoạt động như dự báo và lập kế hoạch, quản lý hậu cần cũng như tìm nguồn cung ứng và mua sắm. Nền tảng đám mây cũng hỗ trợ tối ưu khả năng hiển thị theo thời gian thực, cải thiện khả năng mở rộng, tiết kiệm chi phí và đẩy nhanh tốc độ xử lý công việc. 
  • Trí tuệ nhân tạo: Trí tuệ nhân tạo mang đến khả năng tối ưu hoá lập kế hoạch sản xuất, dự báo nhu cầu ở quy mô mà con người không thể tính toán được, phân tích bộ dữ liệu lớn và tự động xếp hạng nhà cung cấp để đưa ra đề xuất, phản hồi hỗ trợ khách hàng,.. 
  • Blockchain: Sử dụng blockchain trong chuỗi cung ứng có khả năng cải thiện tính minh bạch của chuỗi cung ứng và khả năng truy xuất nguồn gốc cũng như giảm thiểu chi phí. Ngoài ra, blockchain giúp tối ưu chuỗi cung ứng thông qua cải thiện cơ sở hạ tầng, hỗ trợ tăng tính thanh khoản để đẩy nhanh tốc độ vòng quay lợi nhuận,…
  • Internet vạn vật: Các thiết bị IoT đã cách mạng hóa quản lý chuỗi cung ứng. Bằng cách sử dụng GPS và những công nghệ khác, các thiết bị IoT cho phép theo dõi, giám sát sản phẩm, lô hàng hay toàn bộ chuỗi cung ứng một cách chính xác. Ngoài ra, IoT cũng giúp phát hiện sớm các vấn đề về hàng hóa, dễ dàng lập kế hoạch cung cấp, quản lý chất lượng hiệu quả và lưu trữ hàng hoá thông minh.

Nguồn tham khảo:

akaBot (FPT) là giải pháp tối ưu vận hành doanh nghiệp dựa trên nền tảng RPA (tự động hoá quy trình bằng robot phần mềm) kết hợp với các công nghệ khác như Process Mining, OCR, Intelligent Document Processing, Machine Learning, Conversational AI… Phục vụ khách hàng tại trên 20 quốc gia, 8 ngành dọc (tài chính – ngân hàng, bán lẻ, IT, sản xuất, logistics….), akaBot đã được xếp hạng bởi các tổ chức uy tín trên thế giới (Gartner Peer Insights, G2…), giành Giải “Oscar của giới công nghệ” Stevie Award, Top 6 nền tảng RPA thế giới do Software Reviews bình chọn, Giải thưởng The Asian Banker 2021…

Đặt lịch hẹn với akaBot để tìm hiểu giải pháp tối ưu vận hành doanh nghiệp ngay hôm nay!

0 Share
guest
0 Comments
Inline Feedbacks
View all comments
Subscribe to Our Newsletter
Donec euismod arcu vel neque volutpat, sed ullamcorper tortor blandit. Spendisse potenti lacus neque.