Là một vị trí quan trọng không kém trong các dự án tự động hóa, đồng thời là nghề nghiệp được nhiều bạn trẻ lựa chọn trong những năm gần đây, vậy Business Analyst (BA) trong RPA có gì đặc biệt?
Đặc điểm công việc của BA trong RPA
Theo bạn Phương Nguyễn – Mentor mảng BA tại RPA Top Talent, RPA BA hay BA ở bất cứ nền tảng công nghệ nào khác cũng chung 1 mục đích: Làm cầu nối đem khách hàng đến với giải pháp công nghệ có thể giải quyết được vấn đề của họ.
Điểm khác biệt giữa RPA BA và các ngành khác chủ yếu đến từ đặc thù của các dự án tự động hóa:
- Thời gian triển khai tương đối ngắn. Vì vậy, BA RPA phải “xoay vòng” rất nhanh, kiêm nhiệm nhiều công việc và cần tương tác với khách hàng thường xuyên hơn.
- RPA BA chuyển quy trình rất nhanh, và cùng 1 lúc có thể phải xử lý nhiều quy trình. Cũng chính vì vậy, trong cùng một khoản thời gian, 1 RPA BA sẽ được tiếp xúc với nhiều quy trình nghiệp vụ, nhiều mảng tác vụ khác nhau, và được làm việc với nhiều user hơn.
Phạm vi công việc của RPA BA là gì?
RPA BA được coi như mini-PM (Project Manager), là owner của mỗi quy trình được triển khai trong dự án. Một vòng đời phát triển bot có 4 giai đoạn: Lấy yêu cầu – Phát triển bot – UAT – Golive, BA là người duy nhất theo xuyên suốt từ đầu đến cuối.
- Đối với khách hàng, BA đóng vai trò như chuyên gia tư vấn, hỗ trợ phân tích tìm hiểu các mong muốn của KH về quy trình cần tự động, từ đó đưa ra những “thiết kế bot” vừa phù hợp với mong muốn của KH, vừa đảm bảo tính khả thi của công nghệ.
- Đối với team nội bộ, BA đóng vai trò vừa như “khách hàng”, vừa như Project Manager. BA là người truyền đạt lại yêu cầu, cũng là người phải test và làm các công việc đảm bảo chất lượng của sản phẩm đúng với mong muốn của người dùng nhất. Những lúc đó, BA là “khách hàng”. Đồng thời, BA phải lo liệu sao cho những mỗi quy trình mình chịu trách nhiệm chạy đúng timeline, hỗ trợ các developer trong việc chuẩn bị môi trường, và rất nhiều công việc admin khác. Những lúc đó BA là Process Owner, là PM của chính mỗi quy trình đó.
Yêu cầu để gia nhập RPA BA
- Tư duy logic & khả năng phân tích tốt
- Khả năng giao tiếp và làm việc với khách hàng
- Quan trọng nhất là một tinh thần làm việc nhiệt tình và chủ động.
Đọc thêm: Những Lưu Ý RPA Business Analyst Cần ‘Dắt Túi’ Khi Làm Việc Với Khách Hàng
Thứ tự thăng tiến trong sự nghiệp của RPA BA
Điểm tương đồng giữa BA RPA và BA các lĩnh vực khác nằm ở chỗ các bạn đều phải trải qua các title cơ bản như: Intern/Fresher – Junior Business Analyst – Senior Business Analyst -> Business Analyst Leader.
Lý giải cho các nhận định rằng BA thường không có sự cố định nào, rất dễ thay đổi và có nhiều cơ hội chuyển sang lĩnh vực khác, bạn Phương Nguyễn đã đưa ra ý kiến rằng: Sau khi các bạn làm việc tại vị trí BA một thời gian, thường là đến tầm Senior, ngoại trừ việc thăng tiến lên leader thì các bạn có nhiều cơ hội để chuyển sang mảng tư vấn: mảng doanh nghiệp nói chung hoặc cụ thể là công nghệ. Tư vấn doanh nghiệp có thể là Consultant thuộc các công ty chuyên về tư vấn hoặc consultant trong các dự án công nghệ/ chuyển đổi số thuộc các tổ chức/doanh nghiệp. Ngoài ra, BA còn có thể thăng tiến lên làm Project Manager vì đây là kĩ năng phổ biến trong nghiệp vụ của BA.
Có cần phải làm Developer trước khi làm BA không?
Câu trả lời là không. Bạn hoàn toàn có thể gia nhập BA từ những bước đầu như Intern/Fresher rồi thăng tiến dần lên. Tuy nhiên các bạn Developer cũng hoàn toàn có thể trở thành BA, nếu các bạn có khả năng giao tiếp tốt và mong muốn được phát triển bản thân nhiều hơn ở các kỹ năng đối ngoại, quản lý dự án và thăng tiến lên thành các Project Manager.
Tìm hiểu thêm về công việc của RPA Developer tại đây
RPA BA có phải là PO? 2 vị trí này có giống nhau không?
2 vị trí này bản chất khác nhau nhưng thực tế có nhiều bạn BA đã trải qua việc kiêm nhiệm này. Để làm rõ hơn, định nghĩa của 2 vị trí này đã có sự phân biệt nhất định.
PO là viết tắt của Product Owner – là người chịu trách nhiệm tối đa hóa giá trị của sản phẩm và công việc của đội ngũ phát triển sản phẩm (development team). Điều này bao gồm cả việc quản lý các product backlog, giải quyết những vấn đề liên quan đến sản phẩm và chịu trách nhiệm với người dùng (end-user), cũng như việc cải tiến và phát triển sản phẩm (bacs.vn)
RPA Business Analyst thường mang lại các giá trị thiên về dự án và kỹ thuật hơn. Trong khi đó, Product Owner tập trung vào chiến lược kinh doanh và khách hàng của doanh nghiệp.
Tìm hiểu sự khác biệt rõ hơn trong hình ảnh dưới đây:
Sự phát triển của công nghệ đã và đang đem lại nhiều cơ hội rộng mở cho các bạn trẻ. Thông qua RPA Career Talk, khán giả đã phần nào hình dung rõ hơn về đặc thù các công việc trong lĩnh vực RPA. Tuy nhiên, sẽ còn rất nhiều các câu hỏi liên quan đến lĩnh vực này, mời các bạn cùng trao đổi tại RPA Vietnam Community.
Cùng khám phá thêm những thông tin hữu ích về công việc RPA BA và các vị trí khác với Hành Trình Nhập Môn RPA – Cuốn e-book dành riêng cho những “người ngoại đạo” yêu thích và muốn thử sức với ngành RPA, đúc kết những kinh nghiệm thực chiến từ chính đội ngũ nhân sự tại akaBot. Download e-book ngay!
akaBot (FPT) là giải pháp tối ưu vận hành doanh nghiệp dựa trên nền tảng RPA (tự động hoá quy trình bằng robot phần mềm) kết hợp với các công nghệ khác như Process Mining, OCR, Intelligent Document Processing, Machine Learning, Conversational AI… Phục vụ khách hàng tại trên 20 quốc gia, 8 ngành dọc (tài chính – ngân hàng, bán lẻ, IT, sản xuất, logistics….), akaBot đã được xếp hạng bởi các tổ chức uy tín trên thế giới (Gartner Peer Insights, G2…), giành Giải “Oscar của giới công nghệ” Stevie Award, Top 6 nền tảng RPA thế giới do Software Reviews bình chọn, Giải thưởng The Asian Banker 2021…
Đặt lịch hẹn với akaBot để tìm hiểu giải pháp tối ưu vận hành doanh nghiệp ngay hôm nay!