Trí tuệ nhân tạo (Artificial Intelligence – AI) được coi là một trong những công nghệ mang tính cách mạng, giúp doanh nghiệp giải quyết những bài toán phức tạp và đạt được thành công trong bối cảnh chuyển đổi số đang diễn ra mạnh mẽ. Ngày nay, AI ngày càng phổ biến trong cuộc sống và được ứng dụng trong nhiều lĩnh vực khác nhau.
Những ứng dụng hàng đầu của công nghệ AI
Theo khảo sát của McKinsey, 55% doanh nghiệp đã ứng dụng AI. Bên cạnh đó, 67% người được khảo sát kỳ vọng rằng doanh nghiệp của họ sẽ chú trọng đầu tư vào AI trong 3 năm tới. Việc ứng dụng AI cũng được dự đoán sẽ tái cấu trúc nhiều vai trò công việc trong tương lai.
Ngân hàng
Ngành dịch vụ tài chính ngân hàng đang chuyển đổi nhanh chóng mình nhờ những tiến bộ của ứng dụng AI. Theo báo cáo của Insider Intelligence, 80% ngân hàng đều đã nhận thức được những lợi ích tiềm năng mà AI mang lại.
- Phát hiện gian lận: AI và Machine Learning có khả năng phát hiện các hoạt động gian lận và và lỗ hổng trong hệ thống kinh doanh nhờ theo dõi mọi giao dịch, từ đó giảm thiểu rủi ro và cải thiện bảo mật cho doanh nghiệp.
- Chăm sóc khách hàng: AI mang đến trải nghiệm khách hàng vượt trội nhờ học và phân tích hành vi và nhu cầu cụ thể của khách hàng.
- Trải nghiệm cá nhân hóa: Dựa trên thuật toán Machine Learning, AI có thể đề xuất các sản phẩm/dịch vụ phù hợp với hành vi tài chính và thói quen chi tiêu của khách hàng.
- Xử lý khoản vay: AI giúp ngân hàng xử lý quy trình đối chiếu thẻ tín dụng và cho vay thông minh hơn nhờ kiểm tra lý lịch khách hàng dựa trên quy tắc, đối chiếu tài chính, lịch sử giao dịch,…
- Phân tích rủi ro: Bằng cách giám sát dữ liệu khách hàng, giao dịch tài chính và xu hướng thị trường bằng công nghệ Machine Learning, AI có thể đề xuất lựa chọn đầu tư an toàn và cảnh báo khi có rủi ro.
Thương mại điện tử
- Cá nhân hóa: Nhờ việc đọc hiểu ngôn ngữ và hình ảnh của người mua hàng với Xử lý ngôn ngữ tự nhiên (NLP) và phân tích dữ liệu khách hàng bao gồm lịch sử mua hàng, lịch sử duyệt web, AI mang đến trải nghiệm mua sắm và tương tác cá nhân hóa cho khách hàng.
- Dịch vụ khách hàng: Chatbot có thể hiểu ngôn ngữ tự nhiên, từ đó dễ dàng trò chuyện với khách hàng và phản hồi như chính nhân viên thực.
- Định giá động: Với AI, doanh nghiệp có thể liên tục điều chỉnh giá trên các kênh POS khác nhau tại bất kỳ thời điểm nào, tùy thuộc vào nhiều yếu tố như nhu cầu, chuỗi cung ứng, cạnh tranh, vị trí, phân khúc khách hàng và các điều kiện thị trường khác,…
- Phát hiện gian lận: AI cung cấp công cụ tối ưu để phân tích nguồn dữ liệu như thói quen duyệt web và lịch sử giao dịch, từ đó phát hiện những điểm bất thường và gắn cờ các hoạt động đáng ngờ để con người xử lý thêm.
- Dự báo nhu cầu: Tận dụng khả năng của AI có thể tăng cường dự báo nhu cầu chính xác và đáng tin cậy hơn, sử dụng dữ liệu lịch sử và dữ liệu thời gian thực như nhân khẩu học, thời tiết, đánh giá trên mạng xã hội, v.v.
Y tế
- Chẩn đoán y tế: AI được ứng dụng trong ngành y tế để nâng cao độ chính xác trong chuẩn đoán bệnh dựa trên phân tích dữ liệu bệnh nhân, hình ảnh y khoa, và đánh giá bất thường từ dữ liệu y khoa.
- Khuyến nghị điều trị: Với sự tiến bộ của Machine Learning, AI có thể phân tích các đặc điểm và sai lệch của hình ảnh y khoa, từ đó đề xuất phương pháp điều trị dựa trên các triệu chứng, dữ liệu bệnh nhân và tiền sử bệnh.
- Nghiên cứu và phát triển thuốc: Tận dụng mô hình AI để phát hiện ứng dụng mới của thuốc, khám phá thuốc mới thông qua thử nghiệm sàng lọc ban đầu của từng hợp chất có trong sản phẩm.
- Tối ưu hóa quy trình bệnh viện: Tích hợp RPA và AI có thể tạo ra tự động hóa toàn diện cho bệnh viện, tinh giản các công việc như lên lịch khám bệnh, lập hóa đơn, điền hồ sơ bệnh án, trả lời các câu hỏi cơ bản của bệnh nhân,…
Bán lẻ
- Dự báo nhu cầu: Ứng dụng AI và ML cung cấp dữ liệu thời gian thực về chuyển động của sản phẩm, điều kiện bảo quản, v.v., giúp các nhà bán lẻ tăng cường dự báo nhu cầu, thúc đẩy quyết định về giá và tối ưu hóa vị trí sản phẩm.
- Tối ưu hóa chuỗi cung ứng: Với sự trợ giúp của RPA, AI được tận dụng để tối ưu hóa chuỗi cung ứng, từ sản xuất, quản lý hàng tồn kho và phân phối đến giao hàng. Theo McKinsey, AI trong chuỗi cung ứng có thể loại bỏ tới 50% lỗi sai, từ đó giảm tới 65% lợi nhuận bị mất.
- Trải nghiệm khách hàng: Phối hợp với NLP để xác định tín hiệu khuôn mặt, sinh trắc học và âm thanh, AI có thể cung cấp đề xuất sản phẩm phù hợp với nhu cầu khách hàng, tăng cường trải nghiệm khách hàng ở cả trực tuyến và tại cửa hàng.
Sản xuất
- Kiểm soát chất lượng: Doanh nghiệp sản xuất có thể ứng dụng thuật toán AI và ML để phát hiện những điểm bất thường trong sản phẩm và linh kiện, từ đó tối ưu hóa tiêu chuẩn chất lượng và giảm thiểu sản phẩm bị lỗi.
- Bảo trì dự đoán: AI có thể dự đoán các lỗi sắp xảy ra của thiết bị và cảnh báo cho nhân viên khi cần kiểm tra và bảo trì, cho phép giảm thời gian ngừng hoạt động.
- Quản lý hàng tồn kho: AI có thể theo dõi nguồn cung và gửi thông báo khi lượng hàng sắp hết và cần bổ sung.
Marketing
- Phân tích khách hàng: AI có thể thu thập lượng lớn dữ liệu khách hàng, phân tích dữ liệu và hiểu hành vi của khách hàng dựa trên giao dịch mua hàng, thời gian trên trang và lượt mở email. Điều này cho phép doanh nghiệp phát triển chiến dịch tiếp thị cá nhân hóa và tiếp cận khách hàng tiềm năng.
- Dịch vụ khách hàng: Chatbot AI được tận dụng để trả lời truy vấn, cung cấp thông tin và giải đáp thắc mắc hoặc chuyển câu hỏi đến nhân viên hỗ trợ liên quan.
- Cá nhân hóa: AI có thể giúp doanh nghiệp tối ưu hóa các chiến dịch quảng cáo và tiếp thị bằng cách phân tích hành vi tương tác và sở thích của khách hàng, từ đó sản xuất nội dung phù hợp hơn cho đối tượng khách hàng cụ thể.
AI và RPA: Bộ đôi sức mạnh cho doanh nghiệp
AI là sự kết hợp hoàn hảo cho RPA. Các nhánh của AI như Machine Learning, Xử lý ngôn ngữ tự nhiên và Deep Learning sẽ bổ sung sức mạnh cộng hưởng cho Tự động hóa bằng quy trình (Robotic Process Automation – RPA). Việc kết hợp bộ đôi công nghệ này tạo nên sức mạnh số để mở rộng phạm vi tự động hóa, thấu hiểu ngôn ngữ tự nhiên, xử lý dữ liệu phức tạp, thực hiện các nhiệm vụ và quyết định thông minh, từ đó giúp doanh nghiệp bứt phá trong thời đại mới.
Kết hợp RPA và AI sẽ mở ra chiến lược Tự động hóa thông minh (Intelligent Automation – IA) toàn diện, tạo ra quy trình kinh doanh thông suốt, nâng cao sự hài hòa trong cộng tác giữa con người và máy. Doanh nghiệp có thể tận dụng Tự động hóa thông minh để giải quyết các thách thức kinh doanh phức tạp, hợp lý hóa quy trình, mở rộng quy mô để hướng tới chuyển đổi số toàn diện.
Những lợi ích mà Tự động hóa thông minh mang lại cho doanh nghiệp bao gồm:
- Nâng cao độ chính xác: RPA là công cụ lý tưởng để tự động hóa các tác vụ lặp đi lặp lại và giảm thiểu lỗi sai của con người. Tích hợp AI vào quy trình có thể thúc đẩy độ chính xác và tính nhất quán của xử lý dữ liệu.
- Tối ưu hiệu quả: RPA và AI kết hợp đảm bảo thời gian xử lý nhanh hơn, giảm thời gian hoàn thành tác vụ, từ đó nâng cao hiệu quả hoạt động tổng thể.
- Thúc đẩy ra quyết định: Kết hợp với RPA, AI có thể tận dụng khả năng xử lý dữ liệu và lựa chọn dữ liệu để hỗ trợ doanh nghiệp ra quyết định kinh doanh tốt hơn.
- Giảm chi phí: Thời gian xử lý nhanh hơn, năng suất được cải thiện và giảm sai sót nhờ AI là yếu tố giúp doanh nghiệp tối ưu hóa chi phí hoạt động. Nghiên cứu của Deloitte chỉ ra rằng Tự động hóa thông minh có thể giúp doanh nghiệp cắt giảm chi phí trung bình từ 25% đến 40%.
akaBot – Lựa chọn giúp doanh nghiệp tối ưu vận hành với bộ đôi sức mạnh số AI và RPA
akaBot (FPT) là giải pháp tối ưu hóa vận hành, mở đường cho hành trình chuyển đổi số của doanh nghiệp. Tích hợp RPA với AI, Xử lý tài liệu thông minh (IDP), Nhận dạng ký tự quang học (OCR) và Machine Learning, hệ sinh thái giải pháp đa dạng của akaBot là lựa chọn phù hợp giúp doanh nghiệp xây dựng quy trình tự động hóa toàn diện.
Ngay từ bước đầu tiên trong việc lựa chọn quy trình tự động hóa, akaBot sẽ chọn công nghệ phù hợp (như AI hoặc Machine Learning), tích hợp với các giải pháp RPA và thiết lập Center of Excellence (CoE) trong giai đoạn triển khai.
Trong quá trình vận hành robot, đánh giá hiệu quả và triển khai trên quy mô lớn, akaBot luôn đồng hành cùng doanh nghiệp, hỗ trợ tận tình 24/7 với đội ngũ nhân viên giàu kinh nghiệm. Hiệu quả mà akaBot mang lại đã được chứng minh bằng những con số vượt trội: nâng cao năng suất lên tới 80%, tiết kiệm 80% thời gian xử lý và 60% chi phí vận hành.
Các doanh nghiệp đang tìm kiếm giải pháp tối ưu vận hành, hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn và trải nghiệm chuyển đổi nhanh chóng ngay hôm nay!
Tham khảo
2023 Artificial Intelligence: 100’s Of Use Cases By Industry And Operating Department
How Do RPA And AI Work Together – Benefits & Use Cases
The Future Of RPA: AI Integration And Cognitive Automation
The State Of AI In 2023: Generative AI’s Breakout Year
100+ AI Use Cases & Applications: In-Depth Guide For 2023
AI Use Cases & Applications Across Major Industries
akaBot (FPT) là giải pháp tối ưu vận hành doanh nghiệp dựa trên nền tảng RPA (tự động hoá quy trình bằng robot phần mềm) kết hợp với các công nghệ khác như Process Mining, OCR, Intelligent Document Processing, Machine Learning, Conversational AI… Phục vụ khách hàng tại trên 20 quốc gia, 8 ngành dọc (tài chính – ngân hàng, bán lẻ, IT, sản xuất, logistics….), akaBot đã được xếp hạng bởi các tổ chức uy tín trên thế giới (Gartner Peer Insights, G2…), giành Giải “Oscar của giới công nghệ” Stevie Award, Top 6 nền tảng RPA thế giới do Software Reviews bình chọn, Giải thưởng The Asian Banker 2021…
Đặt lịch hẹn với akaBot để tìm hiểu giải pháp tối ưu vận hành doanh nghiệp ngay hôm nay!