Thành phần của một đội triển khai RPA

Đúng người đúng việc là điểm mấu chốt cho tất cả các dự án ứng dụng công nghệ mới. Sự hợp tác và trao đổi giữa các phòng ban là điều cần thiết để một dự án có thể vận hành trơn tru. Các phòng ban kinh doanh và IT là hai nhân tố quan trọng trong một dự án RPA. Cùng đọc bài viết sau để tìm hiểu kĩ hơn về từng thành viên trong dự án RPA.  

I. Nhóm kinh doanh

1. Chuyên gia lĩnh vực (Subject-matter expert)

Đúng như tên gọi, chuyên gia lĩnh vực là những người có kiến thức chuyên môn sâu rộng về quy trình đang được tự động hóa. Các SME có những hiểu biết tường tận về quy trình và có thể  góp ý cho đội ngũ dự án để đảm bảo các bước được tự động hoá một cách chính xác nhất. Họ cũng có thể phụ trách thiết kế hay tinh giản các bước trong quy trình. SME cũng là thành viên rất quan trọng trong khâu chạy thử quy trình sau khi tự động hoá. Với kiến thức chuyên môn sâu, họ có thể đưa nhiều góp ý quan trọng, giúp quá trình chuyển đổi được hiệu quả.

Nguồn: Freepik

2. Trưởng nhóm

Trưởng nhóm là những người quản lý SME. Trưởng nhóm có thẩm quyền quyết định các bước khi được tự động hoá. Họ cũng có thể cung cấp thêm những kiến thức chuyên môn bằng cách tổng hợp các thống kê kinh doanh của quá trình đang được tự động hoá. 

Nguồn: Freepik

3. Quản lý dự án 

Mọi dự án đều cần một quản lý. Quản lý là người triển khai các hạn chót cho kế hoạch công việc và tạo điều kiện hợp tác giữa các thành viên và phòng ban trong dự án. Họ cũng là người giải quyết các vấn đề để dự án có thể chạy một cách trơn tru.

Nguồn: Freepik

II. Nhóm IT

1. Hỗ trợ phần cứng (Infrastructure Support)

Những nhân viên hỗ trợ phần cứng chịu trách nhiệm việc bảo quản máy chủ và thiết lập các hoạt động cần thiết cho RPA. Họ cũng cần duy trì những môi trường liên quan khi RPA được đưa vào hoạt động. 

Nguồn: Freepik

2. Bảo mật thông tin

Những nhân viên bảo mật là những thành viên quan trọng trong dự án RPA do họ đảm bảo tất cả các bước và thông tin được thực hiện đúng với giao thức bảo mật. Đội bảo mật thông tin có thể giảm thiểu nguy cơ lộ các dữ liệu nhạy cảm do các chương trình RPA  thường tương tác giữa nhiều tài khoản khác nhau. 

Nguồn: Freepik

3. Trung tâm Xuất sắc (CoE) nội bộ hoặc nhà cung cấp dịch vụ

Khi ứng dụng được đưa vào sử dụng, việc bảo trì hệ thống cũng rất quan trọng. Việc bảo trì có thể được thực hiện nội bộ hoặc qua một bên thứ ba như nhà cung cấp dịch vụ. Có những nhân viên bảo trì từ ban đầu có thể giúp quá trình chuyển giao dễ dàng hơn.

Những vai trò nêu trên đều rất quan trọng trong mọi dự án RPA. Hơn nữa, việc trao đổi với các nhà tài trợ và giám đốc điều hành cũng quan trọng để có liên kết với cấp trên. Sau cùng, tất cả các thành viên nên hiểu rõ về dự án và RPA nói chung để thiết lập quy trình đúng cách và kiểm soát chi phí hiệu quả.

Nguồn:

akaBot (FPT) là giải pháp tối ưu vận hành doanh nghiệp dựa trên nền tảng RPA (tự động hoá quy trình bằng robot phần mềm) kết hợp với các công nghệ khác như Process Mining, OCR, Intelligent Document Processing, Machine Learning, Conversational AI… Phục vụ khách hàng tại trên 20 quốc gia, 8 ngành dọc (tài chính – ngân hàng, bán lẻ, IT, sản xuất, logistics….), akaBot đã được xếp hạng bởi các tổ chức uy tín trên thế giới (Gartner Peer Insights, G2…), giành Giải “Oscar của giới công nghệ” Stevie Award, Top 6 nền tảng RPA thế giới do Software Reviews bình chọn, Giải thưởng The Asian Banker 2021…

Đặt lịch hẹn với akaBot để tìm hiểu giải pháp tối ưu vận hành doanh nghiệp ngay hôm nay!

0 Share
Subscribe to Our Newsletter
Donec euismod arcu vel neque volutpat, sed ullamcorper tortor blandit. Spendisse potenti lacus neque.