Thay Đổi Nền Tảng Công Nghệ Cho Doanh Nghiệp: Khi Nào Và Tại Sao?

Trong bối cảnh của thế giới kinh doanh hiện đại ngày nay, công nghệ không chỉ là công cụ hỗ trợ vận hành mà đã trở thành yếu tố then chốt, trọng tâm cho mọi hoạt động của doanh nghiệp. Công nghệ, với tốc độ phát triển chóng mặt, không ngừng được cập nhật và thay đổi, bắt buộc các tổ chức phải không ngừng xem xét lại và cân nhắc việc nâng cấp hoặc chuyển đổi hệ thống công nghệ mà họ đang sử dụng để không bị tụt hậu so với đối thủ. Điều này đặt ra một câu hỏi lớn: Làm thế nào để biết được thời điểm chính xác cần thiết và đưa ra quyết định thay đổi nền tảng công nghệ? 

Xác định thời điểm chính xác cần thiết và đưa ra quyết định thay đổi nền tảng công nghệ (Source: Linkedin.com)

1. Số liệu về phương diện kinh doanh

1.1 Chi phí vận hành 

Về chi phí vận hành, có một loạt các yếu tố mà chúng ta cần xem xét một cách cẩn thận và chi tiết. Đầu tiên là các chi phí liên quan đến việc duy trì nền tảng công nghệ hiện tại, bao gồm chi phí cho các license phần mềm, các chi phí cần thiết cho việc nâng cấp hạ tầng, các khoản chi cho nhà cung cấp dịch vụ (vendor) và chi phí mở rộng hệ thống…

Chúng ta cần đặc biệt chú ý đến việc chi phí duy trì license phần mềm và các hoạt động nâng cấp hạ tầng có tăng đột ngột so với các năm trước không. Nếu chi phí này ngày càng leo thang mà không đi kèm với việc cải thiện hiệu suất hoặc hiệu quả, có thể là dấu hiệu rõ ràng cho thấy nền tảng hiện tại không còn đáp ứng được nhu cầu kinh doanh.

Ngoài ra, chúng ta cũng cần quan sát đến các chi phí liên quan đến các nhà cung cấp dịch vụ và việc mở rộng hệ thống. Nếu chi phí vận hành ngày càng trở thành gánh nặng, đặt áp lực lớn lên ngân sách doanh nghiệp, đó có thể là tín hiệu cho thấy cần phải tìm kiếm giải pháp hiệu quả hơn về mặt chi phí.

Theo một cuộc khảo sát được tiến hành bởi Deloitte, trung bình các bộ phận công nghệ thông tin chiếm hơn 55% ngân sách công nghệ để duy trì hoạt động kinh doanh, trong khi chỉ có 19% được dành cho việc phát triển các giải pháp đổi mới. Nếu chi phí này tiếp tục gia tăng qua các năm và chiếm một tỷ lệ đáng kể trong tổng chi phí hoạt động, điều này có thể là tín hiệu rõ ràng cho thấy cần xem xét và thực hiện các biện pháp thay đổi.

1.2 Hiệu suất và mục tiêu vận hành

Việc đánh giá hiệu quả của nền tảng công nghệ hiện tại là một bước quan trọng trong quá trình quản lý và phát triển chiến lược kỹ thuật số của một doanh nghiệp. Các số liệu liên quan đến hiệu suất, như thời gian xử lý, độ trễ và tỷ lệ lỗi… cung cấp một cái nhìn khách quan về khả năng hoạt động của hệ thống hiện tại và giúp xác định liệu có cần phải thay đổi nền tảng công nghệ hay không. 

Operations Goals: Examples and More
Việc đánh giá hiệu quả của nền tảng công nghệ là bước quan trọng trong quá trình quản lý chiến lược kỹ thuật số (Source: letsdive.io)

Nhờ vào việc nâng cấp các nền tảng công nghệ cũ, doanh nghiệp có thể cải thiện năng suất một cách đáng kể, từ đó nâng cao trải nghiệm cho người dùng. Sự cải tiến công nghệ cũng giúp giảm thời gian xử lý và độ trễ, đồng thời giảm tỷ lệ lỗi trong quy trình vận hành, từ đó góp phần đảm bảo tính cạnh tranh và sự phát triển lâu dài của doanh nghiệp. 

1.3 Khả năng mở rộng và tích hợp

Các hệ thống công nghệ lỗi thời không chỉ gây trở ngại cho hoạt động hàng ngày của doanh nghiệp mà còn hạn chế khả năng mở rộng và tích hợp với các nền tảng công nghệ mới. Khả năng mở rộng và tích hợp với các hệ thống khác là tiêu chí quan trọng để duy trì sự cạnh tranh và đổi mới trong một thế giới kinh doanh ngày càng phức tạp và kết nối.

59% những nhà lãnh đạo trong lĩnh vực IT nhận thấy rằng, khó khăn trong việc mở rộng quy mô thường do việc phải duy trì các hệ thống cũ, gây cản trở hiệu quả vận hành và khiến doanh nghiệp bỏ lỡ cơ hội tăng trưởng, mất lợi thế cạnh tranh so với các đối thủ áp dụng công nghệ hiện đại hơn. Thách thức lớn của các hệ thống cũ là khả năng tích hợp kém. Nếu nền tảng hiện tại khó mở rộng hoặc tích hợp, điều này sẽ hạn chế khả năng hợp tác và làm việc hiệu quả với các đối tác, ảnh hưởng đến việc triển khai giải pháp đổi mới và chuyển đổi số.

Để khắc phục những thách thức này, việc nâng cấp và cập nhật công nghệ không chỉ là một bước tiến cần thiết mà còn là một yêu cầu chiến lược để đảm bảo doanh nghiệp có thể phát triển mạnh mẽ và bền vững trong tương lai. Các doanh nghiệp cần coi trọng việc đầu tư vào công nghệ như một phần của chiến lược tổng thể để nâng cao năng lực cạnh tranh và đáp ứng tốt hơn nhu cầu của thị trường hiện đại.

2. Các số liệu về phương diện kỹ thuật

2.1 Trở ngại về vận hành và bảo trì

Việc duy trì các hệ thống công nghệ cũ đôi khi sẽ tạo ra nhiều hạn chế trong quá trình vận hành và bảo trì, từ đó gây ra nợ kỹ thuật cho doanh nghiệp. Hệ quả kéo theo là doanh nghiệp sẽ gặp phải nhiều hạn chế đáng kể đối với hoạt động kinh doanh, từ việc làm chậm sự phát triển đến việc tăng chi phí đáng kể. 

Các thách thức về vận hành và bảo trì liên quan đến các hệ thống cũ không những làm gián đoạn quá trình sản xuất mà còn gây ra chi phí bảo trì cao, thường cao gấp đôi so với bảo trì hệ thống hiện đại. Hơn nữa, các sự cố hệ thống gây gián đoạn thời gian sản xuất có thể gây tổn thất tài chính lớn. Theo một khảo sát của Statista, 25% các tổ chức báo cáo rằng chi phí trung bình mỗi khi thời gian sản xuất bị gián đoạn của họ nằm trong khoảng từ 301.000 đến 400.000 USD. Những chi phí này không chỉ tác động đến tài chính mà còn ảnh hưởng tiêu cực đến uy tín và mức độ hài lòng của khách hàng.

4 Types of Software Maintenance and Its Importance
Cần chuyển đổi sang nền tảng công nghệ mới nếu các hệ thống cũ gây trở ngại (Source: bobcares.com)

Do đó, nếu duy trì hệ thống cũ đang gây ra các trở ngại về vận hành và bảo trì, thì việc chuyển đổi sang nền tảng công nghệ mới hơn có thể là giải pháp hiệu quả. Việc này không chỉ giúp giảm bớt rủi ro và chi phí liên quan đến thời gian gián đoạn sản xuất mà còn tạo ra một môi trường vận hành linh hoạt và hiệu quả hơn, giảm bớt nợ kỹ thuật và đẩy nhanh tốc độ phát triển của doanh nghiệp.

2.2 Giới hạn về tính năng và chức năng

Cuối cùng, việc đánh giá và so sánh các tính năng và chức năng giữa nền tảng công nghệ hiện tại và các nền tảng mới được phát triển gần đây là bước quan trọng để xác định sự cần thiết của việc cập nhật hệ thống công nghệ. Khi nền tảng hiện tại không còn đáp ứng được nhu cầu phát triển liên tục của thị trường hoặc thiếu khả năng tích hợp với các công nghệ tiên tiến thì đó là dấu hiệu cho thấy doanh nghiệp cần phải suy nghĩ đến một sự thay đổi.

Nền tảng công nghệ mới giúp tăng hiệu quả, khả năng mở rộng và mở ra cơ hội đổi mới, cải thiện trải nghiệm người dùng, và tiếp cận thị trường mới. Đổi mới công nghệ là bước đi chiến lược, giúp doanh nghiệp nắm bắt xu hướng, cạnh tranh và thích nghi trong môi trường kinh doanh biến động, đảm bảo sự phát triển bền vững.

Kết luận

Doanh nghiệp hiện nay phải đối mặt với sự thay đổi nhanh chóng của công nghệ và sự chuyển dịch liên tục trong hành vi của khách hàng. Điều này yêu cầu một hệ thống công nghệ không chỉ hiện đại mà còn đủ linh hoạt để thích ứng với những thay đổi không ngừng và hỗ trợ các chiến lược kinh doanh mới. Việc thường xuyên rà soát và đánh giá tính hiệu quả của nền tảng công nghệ hiện tại không chỉ giúp xác định các điểm yếu mà còn là cơ hội để khám phá các công nghệ mới có thể mang lại lợi thế cạnh tranh cho doanh nghiệp.

Việc xem xét liệu có nên thay đổi nền tảng công nghệ hay không là một quá trình phức tạp, đòi hỏi sự cân nhắc kỹ lưỡng không chỉ dựa trên các yếu tố kinh tế mà còn cần phải xem xét đến khả năng đáp ứng các yêu cầu kỹ thuật và hỗ trợ cho sự tăng trưởng trong tương lai. Trong một thế giới kinh doanh đầy biến động và cạnh tranh, doanh nghiệp cần phải luôn sẵn sàng đánh giá và cập nhật hệ thống công nghệ của mình để không những duy trì mà còn cải thiện vị thế trên thị trường. Quá trình này cũng đảm bảo rằng doanh nghiệp có thể kịp thời đưa ra các quyết định cần thiết để nâng cấp hoặc thay thế hệ thống, từ đó tiếp tục phát triển bền vững trong môi trường cạnh tranh khốc liệt. Đầu tư vào công nghệ mới không chỉ là một khoản chi phí mà còn là một khoản đầu tư chiến lược, giúp tăng trưởng doanh thu, tối ưu hóa quy trình làm việc và nâng cao sự hài lòng của khách hàng.

Nguồn tham khảo

5 Risks Of Outdated Software & Operating Systems

When does your Business Need a Platform Migration?

MIGRATING TO THE CLOUD? HERE ARE 7 METRICS TO CONSIDER

Why Application Migration is Essential for Tech Companies

0 Share
guest
0 Comments
Inline Feedbacks
View all comments
Subscribe to Our Newsletter
Donec euismod arcu vel neque volutpat, sed ullamcorper tortor blandit. Spendisse potenti lacus neque.