3 Công Nghệ Góp Phần Thay Đổi Hoạt Động Thế Chấp

Cho vay thế chấp là một trong những mảng hoạt động quan trọng của các ngân hàng, tổ chức tài chính. Bởi vậy, các ngân hàng, tổ chức tài chính luôn tìm cách để phát triển và mở rộng hoạt động cho vay thế chấp. Việc áp dụng các công nghệ hiện đại mở ra một kỷ nguyên mới cho hoạt động thế chấp. Không chỉ đáp ứng tốt trước sự gia tăng nhanh chóng về nhu cầu vay thế chấp của người tiêu dùng, các công nghệ cũng giúp đẩy nhanh tốc độ quy trình thế chấp, nâng cấp trải nghiệm khách hàng và mang đến nhiều lợi ích khác. 

Lĩnh vực cho vay thế chấp phát triển mạnh mẽ nhưng đầy thách thức

Thế chấp là một khoản vay mà người đi vay nhận được khi họ sử dụng tài sản của mình để đảm bảo cho khoản vay. Mỗi ngân hàng, tổ chức tài chính sẽ có một quy trình cho vay thế chấp riêng, nhưng tựu chung lại sẽ bao gồm một số bước như sau:

  • Xử lý trước khoản vay dựa trên thông tin khách hàng đăng ký;
  • Thẩm định hồ sơ, đánh giá rủi ro;
  • Hoàn tất đánh giá và sơ bộ chấp thuận khoản vay;
  • Phê duyệt khoản vay;
  • Kết thúc khoản vay;
  • Giải ngân khoản vay.

Quy trình 6 bước cho vay thế chấp điển hình. Nguồn: cloudfront.net

Theo McKinsey, trong 2 năm trở lại đây, nhu cầu vay thế chấp để mua nhà và tái cấp vốn tăng lên nhanh chóng khi lãi suất giảm mạnh

Lĩnh vực thế chấp tại Hoa Kỳ đang trải qua sự bùng nổ chưa từng có. Nguồn: mckinsey.com

Khảo sát của ICE Mortgage Technology cho thấy, dưới tác động của đại dịch Covid-19, người tiêu dùng đã thay đổi cách họ sử dụng công nghệ để tìm kiếm người cho vay thế chấp và hoàn tất khoản vay đồng thời gia tăng kỳ vọng về trải nghiệm số trong quá trình này. Cụ thể:

  • 60% người vay thế chấp sẽ sẵn sàng hoàn thủ tục trực tuyến mà không cần có người hỗ trợ qua điện thoại hoặc trực tiếp;
  • Sự hài lòng từ phía khách hàng giảm 15% điểm nếu người cho vay mất hơn 10 ngày để phê duyệt và giải ngân khoản vay.

Để hoàn thành cho vay, các tổ chức phải xử lý lặp đi lặp lại một lượng lớn các tài liệu, biểu mẫu với yêu cầu tuân thủ và minh bạch cao. Muốn hoàn tất quy trình phức tạp này đòi hỏi nguồn lực về thời gian và nhân sự lớn. Đồng thời, họ cũng phải chấp nhận mức độ rủi ro cao do quá trình xử lý thủ công khó tránh khỏi sai sót như thiếu dữ liệu, nhập liệu sai, vi phạm tuân thủ,… Trong bối cảnh đó, các tổ chức cho vay thế chấp nên xem xét áp dụng công nghệ để xử lý hiệu quả các vấn đề và cải thiện quy trình cho vay.

3 công nghệ góp phần thay đổi hoạt động thế chấp

Giải pháp phù hợp nhất để giải quyết những thách thức đối với hoạt động thế chấp lúc này là áp dụng tự động hoá trong việc hợp lý hoá quy trình cho vay thế chấp. Trong kỷ nguyên kỹ thuật số, các tổ chức tài chính có nhiều lựa chọn về giải pháp công nghệ (IDP, RPA, AI,…) để ứng dụng nhằm tự động hoá quy trình. 

Tuy nhiên, thay vì áp dụng công nghệ một cách rời rạc, các tổ chức tài chính nên kết hợp các giải pháp công nghệ khác nhau – ứng dụng siêu tự động hoá. Đây là giải pháp tối ưu giúp họ đạt được hiệu quả tự động hoá tối đa, giảm thiểu sự can thiệp của con người trong quy trình cho vay và nâng cao trải nghiệm khách hàng,…

Xử lý dữ liệu thông minh – Intelligent Document Processing (IDP)

Intelligent Document Processing (IDP) là một công nghệ hoạt động bằng cách kết hợp các công cụ như học máy (Machine Learning – ML) , Nhận dạng ký tự quang học (Optical Character Recognition – OCR) , Thị giác máy tính (Computer Vision) và Xử lý ngôn ngữ tự nhiên (Natural Language Processing – NLP).  Công nghệ này cho phép thu thập, trích xuất và xử lý dữ liệu từ nhiều định dạng tài liệu khác nhau, bao gồm cả dữ liệu có cấu trúc và không có cấu trúc.

Công nghệ Xử lý dữ liệu thông minh IDP – giải pháp xử lý dữ liệu tự động thời gian thực. Nguồn: emagia.com

Công nghệ IDP cho phép chuyển đổi các dữ liệu không có cấu trúc, bán cấu trúc thành dữ liệu có cấu trúc sau đó tự động tiến hành xử lý, phân loại, xác thực và trích xuất dữ liệu theo thời gian thực. Công nghệ này dễ dàng xử lý một loạt các tài liệu cần thiết trong quy trình cho vay thế chấp như: hồ sơ xác minh thu nhập, hồ sơ tài sản và các khoản nợ, thông tin tín dụng, thông tin thanh toán tiền thuê nhà, hồ sơ phá sản và tịch biên tài sản, hoá đơn tiện ích,…

Áp dụng IDP vào quy trình cho vay thế chấp cụ thể là áp dụng để xử lý dữ liệu mang đến nhiều lợi ích:

  • Rút ngắn thời gian xử lý dữ liệu;
  • Giảm thiểu lỗi, nâng cao độ chính xác;
  • Đảm bảo tuân thủ, minh bạch;
  • Giảm thiểu chi phí;
  • Giảm thiểu nguy cơ gian lận.

Tìm hiểu chi tiết về IDP tại bài viết: IDP – Bước Đầu Tiến Đến Siêu Tự Động Hóa Của Doanh Nghiệp Việt

Tự động hoá quy trình bằng robot – Robotic Process Automation (RPA)

Theo Institute of Robotic Process Automation and Artificial Intelligence, tự động hoá quy trình bằng robot – RPA là ứng dụng cho phép sử dụng robot tự động thực hiện các quy trình lặp đi lặp lại nhằm xử lý giao dịch, thao tác dữ liệu,… theo thời gian thực. Như vậy, bổ sung IDP cho nền tảng RPA hình thành một giải pháp tự động hoá thông minh có khả năng xử lý tất cả các loại hình dữ liệu, từ đó hạn chế gián đoạn quy trình, tối ưu hiệu quả hoạt động.

RPA có thể ứng dụng trong nhiều tác vụ của quy trình cho vay thế chấp để tối ưu hiệu quả hoạt động, giảm thiểu chi phí,… Cụ thể, các ứng dụng của RPA trong quy trình cho vay thế chấp như sau:

  • Xử lý trước khoản vay: Các bot RPA sẽ tự động xác minh dữ liệu qua giấy tờ, chứng từ trong hồ sơ vay của khách hàng. Quy trình xác minh tự động vừa giảm thiểu lỗi, vừa giảm đáng kể thời gian xử lý từ đó mang đến trải nghiệm khách hàng tối ưu.
  • Kiểm tra gian lận: Căn cứ vào dữ liệu mà khách hàng cung cấp qua Hệ thống khởi tạo khoản vay (Loan Origination System – LOS), các bot RPA tự động phân tích dựa trên bộ quy tắc nhất định và truy cập các trang web bên ngoài để xác định dấu hiệu tiềm ẩn và đánh giá rủi ro từ đó giảm thiểu tổn thất do gian lận.
  • Chỉ định người xử lý khoản vay: Các bot RPA có thể đảm nhiệm quản lý điều hướng, chỉ định nhân sự xử lý khoản vay. Điều này sẽ đảm bảo hiệu quả phân công nhân sự, từ đó quy trình cho vay diễn ra suôn sẻ, nhanh chóng mà không gặp bất kỳ sự cố, gián đoạn hoặc chậm trễ nào.

Xem chi tiết về RPA trong cho vay thế chấp tại bài viết: RPA Trong Dịch Vụ Tài Chính: Xử Lý Khoản Vay

Trí tuệ nhân tạo – Artificial Intelligence (AI)

Trí tuệ nhân tạo mang đến nhiều thay đổi tích cực trong hoạt động thế chấp. Theo khảo sát của Fobers, 55% giám đốc điều hành cho rằng AI sẽ tạo ra lợi thế cạnh tranh cho tổ chức của họ nói riêng và lĩnh vực cho vay thế chấp nói chung.

Trí tuệ nhân tạo tự động hóa các tác vụ lặp đi lặp lại thông qua thuật toán để tìm cấu trúc và quy luật trong dữ liệu dựa trên việc mô phỏng trí thông minh của con người. Ứng dụng AI trong quy trình cho vay thể chấp cụ thể như sau:

  • Thu thập và lập chỉ mục dữ liệu:  Ứng dụng AI cho phép quy trình này diễn ra nhanh hơn và chính xác hơn. Ngân hàng Hoa Kỳ đã tăng nguồn vốn vay lên 6% trong ba quý đầu năm 2019 và giảm quy trình xử lý khoản vay xuống 20 ngày nhờ ứng dụng AI.
  • Quản lý rủi ro và phê duyệt khoản vay: Dựa trên dữ liệu thu thập được, AI và máy học có thể cung cấp thông tin chi tiết về tín dụng để xác định mức độ rủi ro của khách hàng cũng như mức độ sẵn sàng và khả năng trả lại khoản vay của họ từ đó giảm thiểu thời gian phê duyệt khoản vay. 
  • Cải thiện trải nghiệm khách hàng: Các chatbot AI đóng vai trò quan trọng trong việc tối ưu trải nghiệm khách hàng khi có thể lấy thông tin từ nhiều nguồn và hiểu được câu hỏi của khách hàng để đưa ra phản hồi phù hợp và hữu ích, hoặc chuyển hướng đến con người nếu không 

akaBot – Đơn vị cung cấp giải pháp siêu tự động hoá đáng tin cậy cho các tổ chức tài chính

akaBot là đơn vị tiên phong cung cấp giải pháp hyperautomation tại Việt Nam. Bằng việc tích hợp nhiều công nghệ thông minh (AI, Voice, Chatbot, IDP, OCR) với công nghệ cốt lõi của RPA, akaBot mang đến cho các doanh nghiệp một giải pháp quy trình tự động hoá toàn diện.

akaBot – đơn vị đầu tiên cung cấp giải pháp hyperautomation tại Việt Nam. Nguồn: akabot.com

Tính đến nay, akaBot đã và đang đồng hành cùng hơn 600 khách hàng tại nhiều ngành, lĩnh vực khác nhau trên 14 quốc gia. Trong lĩnh vực tài chính-ngân hàng, akaBot đã hợp tác cùng 30+ ngân hàng, bao gồm một số đơn vị nổi bật như TPBank, HDBank, Vietcombank,… akaBot cũng đã thành công tự động hoá 500+ quy trình ngân hàng, mang đến những lợi ích đáng kể khi ứng dụng giải pháp.

Giải pháp của akaBot nhận được giải thưởng trong nước và quốc tế, nổi bật như:

  • Top 5 nền tảng RPA Platform do G2 bình chọn;
  • Giải pháp Tự động hoá quy trình tốt nhất cho ngân hàng tại The Asian Banker Awards;
  • Giải vàng Gold GlobeeR Winner hạng mục triển khai tốt nhất khu vực Châu Á – Thái Bình Dương tại IT World Awards

Các tổ chức tài chính có thể nhanh chóng triển khai siêu tự động hoá trong quy trình cho vay thế chấp để hướng tới mục tiêu nâng cao trải nghiệm khách hàng. Quý doanh nghiệp vui lòng để lại thông tin tại đây để tìm hiểu chi tiết hơn về giải pháp siêu tự động hoá do akaBot cung cấp và nhận được tư vấn sớm nhất.

Nguồn:

A Guide to Automating Mortgage Document Data Extraction

Automatically read out documents from mortgage applications with Intelligent Document Processing 

How IDP Reduces Loan Close Time 

RPA in Financial Services: Loan Processing 

ROBOTIC PROCESS AUTOMATION (RPA) TO ACCELERATE MORTGAGE PROCESSING 

Is RPA a Good Fit for Mortgage? 

Mortgage Automation: Artificial Intelligence

How Digital Technology Changed The Face Of The Mortgage Industry 

TOP 10 BENEFITS OF AUTOMATING YOUR MORTGAGE LOAN PROCESSES

akaBot (FPT) là giải pháp tối ưu vận hành doanh nghiệp dựa trên nền tảng RPA (tự động hoá quy trình bằng robot phần mềm) kết hợp với các công nghệ khác như Process Mining, OCR, Intelligent Document Processing, Machine Learning, Conversational AI… Phục vụ khách hàng tại trên 20 quốc gia, 8 ngành dọc (tài chính – ngân hàng, bán lẻ, IT, sản xuất, logistics….), akaBot đã được xếp hạng bởi các tổ chức uy tín trên thế giới (Gartner Peer Insights, G2…), giành Giải “Oscar của giới công nghệ” Stevie Award, Top 6 nền tảng RPA thế giới do Software Reviews bình chọn, Giải thưởng The Asian Banker 2021…

Đặt lịch hẹn với akaBot để tìm hiểu giải pháp tối ưu vận hành doanh nghiệp ngay hôm nay!

0 Share
guest
0 Comments
Inline Feedbacks
View all comments
Subscribe to Our Newsletter
Donec euismod arcu vel neque volutpat, sed ullamcorper tortor blandit. Spendisse potenti lacus neque.