Chuyển Đổi Số Ngành Bán Lẻ | 5 Thông Tin Doanh Nghiệp Cần Biết

Trong thời đại công nghệ 4.0 hiện nay, chuyển đổi số đã trở thành xu hướng tất yếu, khẳng định được vị thế của mình trong việc quyết định thành bại của doanh nghiệp. Và tất nhiên, ngành bán lẻ cũng không nằm ngoài cuộc. Vậy chuyển đổi số ngành bán lẻ đang được triển khai thế nào, hãy cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây!

1. Hiện trạng ngành bán lẻ hiện nay

Hiện nay trên thế giới, ngành bán lẻ là một trong những ngành đi đầu trong chuyển đổi số. Chính tác động của dịch COVID-19 và sự thay đổi thói quen mua sắm online của người tiêu dùng đã trở thành động lực chính, thúc đẩy sự chuyển đổi trong ngành bán lẻ.

Chuyển đổi số ngành bán lẻ là điều cần thực hiện sớm ở mọi doanh nghiệp 
Chuyển đổi số ngành bán lẻ là điều cần thực hiện sớm ở mọi doanh nghiệp 

Khi nhận ra lợi nhuận bị ảnh hưởng bởi những hạn chế về nhập khẩu hàng miễn thuế, sự cạnh tranh về giá cùng khả năng tài chính của khách hàng, doanh nghiệp cần phải có sự chuyển đổi. Tuy nhiên, họ cũng cần hiểu rằng: mức doanh thu thông qua mua sắm trực tuyến tăng, đồng nghĩa với việc yêu cầu của khách hàng đối với dịch vụ trực tuyến cũng phát triển.

Trong khi đó tại Việt Nam, một thống kê của CBRE chỉ ra rằng doanh thu bán lẻ giảm tới 30% trong nhiều lĩnh vực khác nhau chỉ trong làn sóng COVID-19 đầu tiên. Điều này có thể được lý giải do thói quen mua sắm của người dân thay đổi khi họ chuyển sang mua sắm trực tuyến và đa kênh.

Ngoài ra, sự thay đổi trong thói quen tiêu dùng, yêu cầu trải nghiệm khách hàng, thiếu hụt nhân lực, đứt gãy chuỗi cung ứng… là những lý do buộc các doanh nghiệp Việt cũng phải bắt đầu chuyển đổi số nếu muốn tiếp tục đứng vững trên thị trường.

2. Chuyển đổi số ngành bán lẻ là gì?

Chuyển đổi số ngành bán lẻ là sự chuyển dịch mô hình kinh doanh, khi doanh nghiệp chuyển từ tập trung sản phẩm sang tập trung vào khách hàng. Quá trình này được diễn ra dựa trên chuỗi kỹ thuật số được cung cấp sẵn và ứng dụng các công nghệ mới như Big Data, Internet vạn vật (IoT), điện toán đám mây, v.v.

Chuyển đổi số trong ngành bán lẻ được thực hiện thông qua sự hỗ trợ của các công nghệ mới
Chuyển đổi số trong ngành bán lẻ được thực hiện thông qua sự hỗ trợ của các công nghệ mới

Chuyển đổi số trong ngành bán lẻ được đánh giá sẽ giúp cho doanh nghiệp dễ dàng kết nối với khách hàng thông qua kênh mua sắm trực tuyến. Điều này sẽ giúp cho họ có thể tạo ra được môi trường thân thiện, gần gũi, từ đó giữ chân khách hàng trở thành nhóm trung thành.

3. Xu hướng chuyển đổi số ngành bán lẻ tại Việt Nam

Chuyển đổi số trong ngành bán lẻ đã trở thành xương sống trong các doanh nghiệp tại Việt Nam với những xu hướng chuyển đổi nổi bật nhất hiện nay, bao gồm:

3.1. Trải nghiệm mua sắm “không tiếp xúc”

Việc các doanh nghiệp dần thay đổi cách thức bán hàng truyền thống mang đến cho người dùng trải nghiệm mua sắm an toàn. Với việc chuyển đổi số ngành bán lẻ, trong suốt quá trình nghiên cứu, mua hàng và thanh toán, người dùng không có bất kỳ tiếp xúc vật lý nào. Điều này phù hợp với thực tại, khi khách hàng hướng đến hoạt động mua sắm an toàn, đảm bảo sự tiện lợi và hợp vệ sinh.

Mua sắm không tiếp xúc đòi hỏi doanh nghiệp cần đáp ứng được mức độ cá nhân hóa của ứng dụng
Mua sắm không tiếp xúc đòi hỏi doanh nghiệp cần đáp ứng được mức độ cá nhân hóa của ứng dụng

Ngoài ra, việc trải nghiệm mua sắm “không tiếp xúc” hứa hẹn mở rộng sang cả quy trình mua sắm, chẳng hạn như quét mã QR và di chuyển, trải nghiệm ảo chứ không còn gói gọn trong phạm vi thanh toán trực tuyến.

Tuy nhiên, nếu muốn đẩy mạnh trải nghiệm mua sắm mới mẻ này, doanh nghiệp phải đảm bảo đáp ứng được mức độ cá nhân hóa của ứng dụng. Doanh nghiệp có thể thúc đẩy hành động này thông qua việc tìm hiểu nhu cầu, mong muốn của khách hàng, từ đó cải tiến để thỏa mãn trải nghiệm của họ.

3.2. Order fulfillment – quy trình hoàn thiện đơn hàng

Xu hướng chuyển đổi số ngành bán lẻ này đã trở thành điều được ưu tiên, khi nhu cầu của người dùng về trải nghiệm mua sắm đồng nhất phát triển. Quy trình hoàn thiện đơn hàng giúp cho các hoạt động vận hành diễn ra trơn tru hơn trên cả hai nền tảng online và offline. Các doanh nghiệp có thể vận dụng các phần mềm quản lý hàng tồn, quản lý nhân sự cùng quy trình tức thời để đẩy mạnh hành động này.

Các doanh nghiệp có thể vận dụng quy trình này để tăng các trải nghiệm mua sắm thông qua các website
Các doanh nghiệp có thể vận dụng quy trình này để tăng các trải nghiệm mua sắm thông qua các website

Quy trình này góp phần giúp tối ưu hóa quảng cáo, mang đến trải nghiệm đồng nhất, tăng sự hài lòng của khách hàng thông qua phần mềm quản lý riêng. Từ đó, mức doanh thu và lợi nhuận của doanh nghiệp cũng được tăng lên đáng kể.

Hiện nay, nhiều nhà bán lẻ đã bắt đầu vận dụng quy trình này khi giảm lượng khách hàng mua sắm trực tiếp tại cửa hàng, gia tăng các trải nghiệm mua sắm trên các trang website thương mại điện tử.

3.3. Tối ưu hóa hoạt động mua bán

Nhu cầu mua sắm của khách hàng liên tục thay đổi, đồng nghĩa với việc chi phí lưu kho của doanh nghiệp cũng tăng theo. Lúc này, doanh nghiệp cần tận dụng các thuật toán, lập ra các kế hoạch phân loại, định giá và triển khai các chính sách khuyến mãi chính xác. Một công cụ phân tích với dữ liệu phức tạp hứa hẹn giúp cải thiện hiệu suất bán hàng của doanh nghiệp.

Doanh nghiệp có thể vạch ra các chương trình quảng cáo và định giá phù hợp thông qua tối ưu hóa hoạt động mua bán
Doanh nghiệp có thể vạch ra các chương trình quảng cáo và định giá phù hợp thông qua tối ưu hóa hoạt động mua bán

Việc tối ưu hóa hoạt động mua bán giúp cho doanh nghiệp xác định chính xác mặt hàng nên trưng bày và lưu trữ, từ đó định giá và triển khai các chương trình quảng cáo. Hành động này hứa hẹn giúp tối đa hóa doanh số, lợi nhuận, quảng cáo, đồng thời gia tăng sự hài lòng của khách hàng.

3.4. Kết hợp với các nền tảng công nghệ lớn

Dưới sự tác động mạnh mẽ của đại dịch COVID-19 với hạn chế đi lại đã bộc lộ yếu điểm của ngành bán lẻ truyền thống. Lúc này, chuyển đổi số ngành bán lẻ là điều tất yếu việc bắt tay với những nền tảng công nghệ lớn giúp các nhà bán lẻ có khả năng mở rộng khả năng kinh doanh với những mô hình mới.

Việc tham gia vào các sản thương mại điện tử giúp doanh nghiệp có thể đáp ứng nhu cầu mua sắm trực tuyến của người dùng
Việc tham gia vào các sản thương mại điện tử giúp doanh nghiệp có thể đáp ứng nhu cầu mua sắm trực tuyến của người dùng

Với việc tham gia vào các nền tảng mua sắm như Shopee, Now, Grab, Tiki… điều đó đồng nghĩa với việc doanh nghiệp có hướng đi mới trong việc cung cấp sản phẩm và dịch vụ mới. Điều này giúp họ dễ dàng đáp ứng được nhu cầu mua sắm trực tuyến ngày càng tăng của khách hàng, đặc biệt trong bối cảnh đặc thù hiện tại.

3.5. Tối ưu hóa chi phí

Các doanh nghiệp có thể tiến hành tối ưu hóa chi phí thông qua thúc đẩy chi tiêu của khách hàng, giảm chi phí vận hành bằng các phần mềm quản trị. Hiện nay, RPA là một trong những công cụ đắc lực trong việc tối ưu hóa quy trình, giúp doanh nghiệp có thể giải quyết bài toán chi phí. Trong công cuộc chuyển đổi số ngành bán lẻ, đây là thước đo quan trọng để quản lý những rủi ro tiềm ẩn bên trong, đặc biệt khi đại dịch vẫn còn.

Doanh nghiệp có thể thúc đẩy khả năng chi tiêu của khách hàng, từ đó tăng lợi nhuận
Doanh nghiệp có thể thúc đẩy khả năng chi tiêu của khách hàng, từ đó tăng lợi nhuận

Nếu muốn triển khai những chiến lược tối ưu hóa chi phí, doanh nghiệp nên xem xét bốn yếu tố quan trọng mà Gartner đã đề cập, bao gồm: quy trình thực hiện đơn hàng, tối ưu hóa số lượng, chất lượng hàng hóa, năng suất lao động cùng tính minh bạch của tổ chức.

3.6. Tiêu dùng dựa trên giá trị thực

Khách hàng luôn mong muốn doanh nghiệp trung thực và minh bạch trong quá trình cung cấp sản phẩm, dịch vụ dựa trên trải nghiệm của chính họ. Đại dịch COVID-19 mở ra cơ hội cho doanh nghiệp có thể tự đánh giá lại, định vị giá trị sản phẩm và thương hiệu.

Để chuyển đổi số ngành bán lẻ hiệu quả doanh nghiệp cần quản lý thường xuyên để kịp thời đưa ra điều chỉnh
Để chuyển đổi số ngành bán lẻ hiệu quả doanh nghiệp cần quản lý thường xuyên để kịp thời đưa ra điều chỉnh

Để có thể thực hiện điều này, doanh nghiệp phải có sự phối hợp chặt chẽ giữa các bên, bao gồm nhân sự, phòng ban nội bộ với các kênh bán hàng khác nhau. Hành động này giúp họ xây dựng và duy trì mối quan hệ vững chắc với các bên liên quan.

Lúc này, doanh nghiệp cần đầu tư nhiều hơn vào việc quản lý thường xuyên. Đây là chìa khóa giúp họ có thể hiểu được kỳ vọng của khách hàng, từ đó đưa ra các điều chỉnh và chính sách quản lý, tìm nguồn cung ứng phù hợp.

3.7. Nâng cao trải nghiệm khách hàng

Để thành công, các nhà bán lẻ cần sử dụng nhiều những chiến lược cá nhân hóa hơn. Ví dụ, họ có thể tận dụng nguồn dữ liệu đã có để đề xuất cho khách hàng cụ thể những sản phẩm phù hợp với nhu cầu, sở thích của từng người. Hiện nay, ASOS là ‘lá cờ đầu’ trong việc vận dụng nguồn dữ liệu đã thu thập từ những lần mua sắm trước đó để gợi ý cho khách hàng những kích cỡ quần áo phù hợp.

Doanh nghiệp phải đảm bảo tính bảo mật cho thông tin khách hàng
Doanh nghiệp phải đảm bảo tính bảo mật cho thông tin khách hàng

Tuy nhiên, hành động này đòi hỏi doanh nghiệp phải có được hệ thống bảo mật cao, có thể bảo vệ quyền lợi và sự riêng của khách hàng. Lúc này, doanh nghiệp cần đảm bảo những dữ liệu thu thập được về hành vi mua hàng của khách hàng phải được giữ kín, không được tiết lộ cho các bên thứ ba.

4. Lợi ích chuyển đổi số ngành bán lẻ mang lại cho doanh nghiệp

Rõ ràng, những lợi ích mà công cuộc chuyển đổi số ngành bán lẻ mang đến là điều không thể phủ nhận. Với những sự phát triển về công nghệ, giờ đây các doanh nghiệp đã có thể tiến gần hơn đến với con đường thành công. Những lợi ích mà chuyển đổi số trong ngành bán lẻ mang lại cho doanh nghiệp bao gồm:

  • Giúp doanh nghiệp quản lý hiệu quả với sự giúp sức của các công nghệ hiện đại như điện toán đám mây, Big Data, IoT… Lúc này, các doanh nghiệp có thể thông qua nguồn dữ liệu đã thu thập được trong thời gian thực để dự đoán các xu hướng mới của thị trường, nhu cầu và thị hiếu mua sắm của khách hàng. Từ đó, họ có thể dễ dàng xây dựng các chiến lược phù hợp.
  • Mang lại trải nghiệm khách hàng tốt: Với chuyển đổi số trong ngành bán lẻ cùng sự hỗ trợ của các tính năng tự động hóa, doanh nghiệp hoàn toàn có thể thực hiện điều này. Ví dụ tại các siêu thị hoặc cửa hàng bán lẻ bắt đầu vận dụng chuyển đổi số để khách hàng có trải nghiệm mua sắm liền mạch. Trong suốt quá trình, họ có thể check thông tin của sản phẩm, từ nguồn gốc đến ngày, giờ sản xuất thông qua mã QR. Điều này giúp cho khách hàng có thể yên tâm hơn trong suốt quá trình mua sắm.
  • Chuyển đổi số giúp định vị lại ngành bán lẻ: Môi trường kinh doanh mới là những chiến lược được triển khai xoay quanh việc lấy khách hàng làm trung tâm. Đây là tính linh hoạt mới của việc chuyển đổi số ngành bán lẻ thay cho phương thức bán hàng truyền thống trước kia. Để thành công, doanh nghiệp phải xây dựng được hệ sinh thái riêng, bao gồm nhà bán lẻ, nhà cung cấp, chủ hàng, khách hàng và những bên cung cấp công nghệ.
Với QR code, giờ đây việc thanh toán đã trở nên dễ dàng hơn
Với QR code, giờ đây việc thanh toán đã trở nên dễ dàng hơn

5. Doanh nghiệp tiên phong chuyển đổi số ngành bán lẻ

Chuyển đổi số trong ngành bán lẻ đã diễn ra mạnh mẽ trên thế giới từ trước, với những “lá cờ đầu” đi tiên phong tiêu biểu có thể kể đến như Unilever, IKEA. Tại Việt Nam, Thế giới di động và TSN Company là hai cái tên nổi bật nhất. Vậy thật ra các doanh nghiệp này đã vận dụng chuyển đổi số thế nào để có thể đạt được những thành công nhất định như hiện nay, hãy cùng tìm hiểu tiếp tục!

Unilever là cái tên đi đầu trong việc chuyển đổi số ngành bán lẻ
Unilever là cái tên đi đầu trong việc chuyển đổi số ngành bán lẻ

Unilever: Là công ty đa quốc gia của Anh và Hà Lan, Unilever chuyên sản xuất các mặt hàng tiêu dùng, được định giá cao thứ 7 tại châu Âu. Công ty đã đầu tư tiền bạc và công sức cho các nền tảng công nghệ số như:

  • Xây dựng nền tảng khóa học trực tuyến
  • Phát triển nền tảng số phục vụ báo cáo kết quả và đánh giá hiệu quả công việc
  • Tự xây dựng CSDL khách hàng riêng
  • Vận dụng Tự động hóa Quy trình bằng Robot (RPA) và vận dụng big data, các giải pháp AI từ Google Vision, AI Grapeshot từ Oracle, AR camera trên điện thoại khi triển khai các chiến dịch marketing…
IKEA đã vận dụng AR / VR nhằm mang lại những trải nghiệm chân thật nhất cho khách hàng ngay tại nhà
IKEA đã vận dụng AR / VR nhằm mang lại những trải nghiệm chân thật nhất cho khách hàng ngay tại nhà

IKEA: Là doanh nghiệp tư nhân lâu đời tại Thụy Điển, IKEA là tập đoàn bán lẻ đồ nội thất lớn nhất thế giới, chuyên thiết kế đồ nội thất bán tháo lắp, thiết bị và phụ kiện nhà ở. IKEA đã đẩy mạnh công cuộc chuyển đổi số ngành bán lẻ trong nội bộ với bốn hướng đi chính, bao gồm:

  • Thúc đẩy giao dịch mua hàng trực tuyến;
  • Ứng dụng AR / VR giúp khách hàng thử đồ nội thất tại nhà;
  • Liên kết với các công ty công nghệ để cung cấp giải pháp kỹ thuật số cho sản phẩm như trợ lý ảo, ứng dụng trên điện thoại cùng việc chuyển đổi catalogue sang phiên bản online…
Thế giới di động chú trọng phát huy ưu điểm của bán hàng đa kênh
Thế giới di động chú trọng phát huy ưu điểm của bán hàng đa kênh

Thế giới di động: Là tập đoàn bán lẻ tại Việt Nam, Thế giới di động tập trung vào bán lẻ điện thoại, thiết bị số và điện tử tiêu dùng. Thế giới di động đã thực hiện đổi mới đồng loạt với các tiện ích như:

  • Sử dụng ERP liên thông với bộ phận website, App, CRM, quản lý giao nhận, hệ thống hóa đơn, báo cáo tài chính
  • Tổng đài call center tích hợp hệ thống nhận diện khách hàng, lịch sử mua hàng
  • Kết hợp và phát huy tối đa ưu điểm của bán hàng đa kênh
  • Triển khai mô hình O2O liên kết vận hàng
  • Tiên phong dùng hóa đơn điện tử thay cho hóa đơn giấy…
TSN Company đã vận dụng bộ vận hành Base E-Office để số hóa quy trình vận hành
TSN Company đã vận dụng bộ vận hành Base E-Office để số hóa quy trình vận hành

TSN Company: Là công ty đứng phía sau các chuỗi cửa hàng nhượng quyền thời trang thể thao như Adidas cùng một thương hiệu bán lẻ riêng SportsPro. TSN Company đã vận dụng chuyển đổi số với bộ giải pháp phần mềm quản lý văn phòng điện tử Base E-Office để số hóa các hoạt động vận hành, bao gồm tự động hóa quy trình làm việc; giao, nhận và quản lý tiến độ; xử lý nhanh các yêu cầu, đề xuất nội bộ và kiểm tra trực tuyến kiến thức chuyên môn của nhân viên.

Rõ ràng, chuyển đổi số ngành bán lẻ mang đến những lợi ích lý tưởng, đồng thời khẳng định được vị thế chủ chốt của mình trong việc quyết định sự thành bại của doanh nghiệp. Nếu muốn thành công, doanh nghiệp cần phải thay đổi trước khi bị đối thủ bỏ xa trên thị trường. Để được tư vấn chi tiết hơn, vui lòng liên hệ hotline: +84 (24) 3 768 9048 hoặc điền form đăng ký để nhận được những tư vấn chi tiết nhất tại đây.

0 Share
guest
0 Comments
Inline Feedbacks
View all comments
Subscribe to Our Newsletter
Donec euismod arcu vel neque volutpat, sed ullamcorper tortor blandit. Spendisse potenti lacus neque.