Hiện Đại Hóa Ứng Dụng Từ Góc Nhìn Chuyên Gia

Hiện đại hóa ứng dụng hay Application Modernization từ lâu đã là một chủ đề bàn luận trong bối cảnh nền Công nghiệp 4.0, là tiền đề thúc đẩy nhiều doanh nghiệp đẩy nhanh quá trình chuyển đổi số. IDC dự đoán đến năm 2024, 92% tổ chức được khảo sát cho biết sẽ thực hiện việc hiện đại hóa hệ thống cũ. Nhưng Hiện đại hóa ứng dụng là gì và tại sao việc áp dụng mô hình này trở thành chiến lược bắt buộc để các doanh nghiệp bắt kịp với xu hướng của kỷ nguyên số? Bài viết này sẽ cung cấp một số góc nhìn từ chuyên gia để các doanh nghiệp có cái nhìn chuẩn xác về tiềm năng thực sự của Hiện đại hóa ứng dụng.

Hiện đại hóa ứng dụng là gì?

Theo Gartner, Hiện đại hóa ứng dụng là quá trình di chuyển các ứng dụng cũ sang các ứng dụng hoặc nền tảng mới, bao gồm tích hợp cơ sở hạ tầng và các tính năng mới. Quá trình này thường bao gồm 7 phương pháp “R” , được mô tả bởi vFunction là replacing (thay thế), retaining (lưu giữ), retiring (loại bỏ), rehosting (di chuyển nguyên trạng), re-platforming (tái thiết lập), rewriting (cập nhật ngôn ngữ), và, refactoring (tái cơ cấu/kiến trúc).

Mô hình 7 phương pháp “R” của Hiện đại hóa ứng dụng. (Nguồn: vFunction)

Forbes cho rằng Hiện đại hóa ứng dụng không chỉ là quá trình liên quan đến công nghệ, mà giải pháp này còn mang tính con người, thúc đẩy doanh nghiệp thay đổi tư duy của các cá nhân và nâng tầm văn hóa công ty để nâng cao khả năng mở rộng, sự linh hoạt của doanh nghiệp theo các phương thức tiếp cận mới. 

Hiện đại hóa ứng dụng đòi hỏi doanh nghiệp phải xây dựng một môi trường linh hoạt và có khả năng thay đổi quy mô. (Nguồn: blog.quest.com)

Tầm quan trọng của Hiện đại hóa ứng dụng

Theo một nghiên cứu từ Avanade, 88% các nhà lãnh đạo CNTT cho rằng hiện đại hóa hệ thống CNTT là điều thiết yếu để đáp ứng nhu cầu của mô hình kinh doanh số. Do đó, ngày càng có nhiều doanh nghiệp nỗ lực triển khai các hoạt động số hóa nền tảng và hiện đại hóa ứng dụng để tối ưu nền tảng công nghệ, xây dựng quy trình đầu cuối vẹn toàn, mang lại hiệu quả cao hơn về năng suất và bảo mật. Bên cạnh đó, IDC chỉ ra rằng bằng việc cung cấp các ứng dụng sáng tạo, tiếp cận thị trường nhanh chóng, chiến lược Hiện đại hóa ứng dụng có thể nâng cao trải nghiệm khách hàng, giảm thời gian đưa sản phẩm/dịch vụ mới ra thị trường, thúc đẩy quá trình ra quyết định và cải thiện tính ổn định cũng như khả năng mở rộng về lâu dài của doanh nghiệp.

Rõ ràng, Hiện đại hóa ứng dụng là một chiến lược vô cùng quan trọng đối với mọi doanh nghiệp để tiến tới chuyển đổi số toàn diện, đáp ứng cơ hội thị trường và tận dụng công nghệ mới để phát triển và cạnh tranh trong bối cảnh kinh tế biến động.

Hiện đại hóa ứng dụng là chìa khóa khai mở tiềm năng thực sự của chuyển đổi số. (Nguồn: datafloq.com)

Các bước hiện đại hóa ứng dụng

Theo các chuyên gia của akaBot, có 4 bước để thực hiện Hiện đại hóa ứng dụng, bao gồm:

  • Bước 1: Đánh giá và lên kế hoạch: Lựa chọn vài sáng kiến cho Hiện đại hóa ứng dụng và xây dựng pipeline.
  • Bước 2: Chuẩn bị hạ tầng. Chuyển dịch mọi thứ trong pipeline lên môi trường Cloud.
  • Bước 3: Khi mọi thứ đã được đưa lên Cloud, chúng ta bắt đầu việc Hiện đại hóa ứng dụng. Tại bước này, có thể ứng dụng DevOps để hợp nhất quy trình phát triển và vận hành.
  • Bước 4: Ứng dụng CI/CD để cải tiến liên tục.

Có rất nhiều nền tảng phát triển nhanh sẵn có trên thị trường, nhưng doanh nghiệp nên bắt đầu hành trình Hiện đại hóa ứng dụng với các công nghệ mới nhất vì chúng sẽ giúp doanh nghiệp rút ngắn thời gian triển khai. Bên cạnh đó, khi các sáng kiến công nghệ đột phá phát triển không ngừng thì việc lựa chọn các công nghệ tân tiến là điều cần thiết để đáp ứng mục tiêu kinh doanh và tốc độ tăng trưởng nhanh chóng của thị trường.

“Tốc độ triển khai giải pháp có ý nghĩa gì trong Hiện đại hóa ứng dụng?”

Tại phiên Panel Discussion 2 chủ đề “Fast-Tracking Application Modernisation and Embracing Agility in Digital Enterprise” tại sự kiện FutureCIO Malaysia Conference 2023, ông Bùi Đình Giáp, CEO của akaBot chia sẻ: “Thứ nhất, khi phục vụ khách hàng, chúng tôi luôn cố gắng đẩy nhanh tốc độ Hiện đại hóa ứng dụng. Ngày nay, mọi thứ đang thay đổi rất nhanh. Bạn không thể đợi 1-2 năm cho một ứng dụng. Hiện đại hóa ứng dụng chỉ nên mất tối đa từ 3-6 tháng. Thứ hai, cần rút ngắn hoàn gian hoàn vốn để doanh nghiệp thu về lợi ích nhanh chóng. Vì vậy, tốc độ triển khai giải pháp trong Hiện đại hóa ứng dụng là phải nhanh cả về mặt phát triển và tỷ lệ hoàn vốn”.

Ông Bùi Đình Giáp tại sự kiện FutureCIO Conference Malaysia 2023

Yếu tố thành công

Ngoài việc có kế hoạch dự án chặt chẽ, tập trung vào sức mạnh của chuyển đổi công nghệ, dữ liệu đám mây và các sáng kiến đổi mới thì chìa khóa để thành công trong Hiện đại hóa ứng dụng là yếu tố con người. Các chuyên gia trong ngành đã chia sẻ góc nhìn về vai trò của thay đổi con người trong Hiện đại hóa ứng dụng.

“Hiện đại hóa các ứng dụng là điều bắt buộc với chúng ta. Và theo tôi, yếu tố quan trọng nhất là con người. Bên cạnh DX (chuyển đổi số), TX (chuyển đổi công nghệ), thì PX (thay đổi con người) nắm vai trò quyết định, được thể hiện ở việc thay đổi tư duy, hành vi của con người, cách nhân viên và khách hàng tương tác với hệ thống của doanh nghiệp bạn”, ông Bùi Đình Giáp chia sẻ.

Ông Giáp nhấn mạnh con người mới là yếu tố đóng góp thành công cho quá trình chuyển đổi số doanh nghiệp.

“Sự phức tạp phát sinh trong quá trình chuyển đổi từ mô hình nguyên khối sang sang kiến trúc microservice là thay đổi hành vi giữa con người, quy trình và công nghệ. Để giải quyết vấn đề này, các doanh nghiệp cần tiếp cận các bước nhỏ, thúc đẩy mọi người đổi mới và tham gia vào quá trình chuyển đổi số”, ông Manish Bhatia, President của Technology, Analytics & New Capabilities tại Lendingkart cho biết.

Đọc thêm: Phá Vỡ Silo Để Tăng Tốc Chuyển Đổi Số

Thị trường Hiện đại hóa ứng dụng toàn cầu dự kiến ​​sẽ tăng trưởng nhanh từ 15,2 tỷ vào năm 2022 và đạt quy mô 32,8 tỷ vào năm 2027 với tốc độ CAGR là 16,7%, theo Markets and Markets. Thống kê ấn tượng này chứng minh tiềm năng phát triển mạnh mẽ của Hiện đại hóa ứng dụng. Do đó, mặc dù việc hiện đại hóa các hệ thống cũ có thể rất phức tạp và đầy thách thức, nhưng đây là một bước quan trọng để các doanh nghiệp theo kịp với sự thay đổi chóng mặt của công nghệ và tiến tới chuyển đổi số toàn diện.

Tham khảo

Application modernization: Key to unlocking the true value of digital transformation

Application Modernization Services Market by Service Type – Global Forecast to 2-27

akaBot (FPT) là giải pháp tối ưu vận hành doanh nghiệp dựa trên nền tảng RPA (tự động hoá quy trình bằng robot phần mềm) kết hợp với các công nghệ khác như Process Mining, OCR, Intelligent Document Processing, Machine Learning, Conversational AI… Phục vụ khách hàng tại trên 20 quốc gia, 8 ngành dọc (tài chính – ngân hàng, bán lẻ, IT, sản xuất, logistics….), akaBot đã được xếp hạng bởi các tổ chức uy tín trên thế giới (Gartner Peer Insights, G2…), giành Giải “Oscar của giới công nghệ” Stevie Award, Top 6 nền tảng RPA thế giới do Software Reviews bình chọn, Giải thưởng The Asian Banker 2021…

Đặt lịch hẹn với akaBot để tìm hiểu giải pháp tối ưu vận hành doanh nghiệp ngay hôm nay!

0 Share
guest
0 Comments
Inline Feedbacks
View all comments
Subscribe to Our Newsletter
Donec euismod arcu vel neque volutpat, sed ullamcorper tortor blandit. Spendisse potenti lacus neque.