Sự ứng dụng ngày càng tăng của tự động hóa trong một số ngành công nghiệp đã mở ra vô vàn cơ hội cho công nghệ Robotic Process Automation (RPA) phát triển trong ngành ngân hàng. Điều này có khả năng thay đổi ngành công nghiệp nhờ tối đa hóa hiệu suất, giảm chi phí và tối ưu vận hành. Theo báo cáo, RPA trong ngân hàng dự kiến sẽ đạt 1,12 tỷ đô la vào năm 2025.
Tổng quan ứng dụng RPA trong ngành ngân hàng
Một nghiên cứu của McKinsey chỉ ra rằng ngân hàng là ngành thứ hai áp dụng RPA nhanh nhất sau ngành bảo hiểm. 20% số người tham gia nghiên cứu cho biết họ đã triển khai RPA ở quy mô lớn hoặc đang trong quá trình thực hiện. Trong khi đó, những người chưa áp dụng RPA (60%) cho biết họ sẽ thực hiện việc này trong vòng 3 năm tới. Nghiên cứu cũng nhấn mạnh rằng RPA có thể mang lại những lợi ích đáng kể cho các ngân hàng.
Theo Gartner, gần 80% các nhà lãnh đạo tài chính đã triển khai hoặc đang lên kế hoạch triển khai RPA sau khi nhận ra tiềm năng của công nghệ này trong việc thay đổi toàn diện các quy trình ngân hàng.
Nhu cầu chuyển đổi nền tảng RPA
Tuy nhiên, sau khi triển khai các dự án RPA trong một khoảng thời gian nhất định, các tổ chức có thể cân nhắc chuyển đổi nền tảng nhằm tận dụng các tính năng vượt trội của nền tảng mới.
Theo thời gian, các công cụ RPA truyền thống có thể trở nên phức tạp hơn khi tương tác với các hệ thống ERP, CRM và các nền tảng khác thông qua các API. Những giải pháp này thường có cơ sở hạ tầng thiếu linh hoạt, gây ra các tắc nghẽn trong quy trình làm việc và rủi ro về tuân thủ. Ngoài ra, hệ thống phức tạp luôn đi kèm với chi phí sở hữu cao. Những lý do kể trên đã thôi thúc nhiều doanh nghiệp cân nhắc chuyển đổi nền tảng RPA. Nghiên cứu của Blueprint tiết lộ rằng cắt giảm chi phí cấp phép được coi là lý do lớn nhất khiến nhiều doanh nghiệp thực hiện việc chuyển đổi giải pháp RPA.
Đã đến lúc chào đón một đối tác RPA mới
Xu hướng RPA Migration đang “xâm chiếm” thị trường tự động hoá toàn cầu. Báo cáo của Blueprint tiết lộ rằng 76% các tổ chức đang trong quá trình chuyển sang nền tảng RPA mới.
Những lý do hàng đầu khiến ngân hàng nên tăng tốc thực hiện RPA Migration bao gồm:
Giảm chi phí
Như đã đề cập trước đó, các nền tảng RPA truyền thống thường có chi phí cao, và có thể tăng theo thời gian.
Các tổ chức có thể lựa chọn một đối tác RPA mới với các giải pháp tiết kiệm hơn, chi phí đầu tư cho giấy phép thấp hơn để tối ưu hóa chi phí vận hành.
Tăng tính dễ sử dụng
Các công cụ RPA truyền thống thường yêu cầu nhân viên kỹ thuật có kỹ năng cao để xây dựng, triển khai và quản lý các quy trình tự động hóa.
Trong khi đó, các nền tảng tự động hóa thông minh có thể cung cấp các tính năng kéo và thả. Điều này giảm thiểu sự phức tạp của hệ thống, mang tự động hóa đến gần hơn với doanh nghiệp. Ngoài ra, nền tảng mới còn cho phép các ngân hàng mở rộng quy mô tự động hóa, tạo điều kiện để doanh nghiệp tăng cường tính linh hoạt và khả năng mở rộng.
Tận dụng các khả năng và tính năng tốt hơn
Các nền tảng mới có thể cung cấp các giải pháp có tính năng và hiệu quả cao hơn, mở khóa giá trị đích thực của tự động hóa, mang lại ROI và hiệu suất tối ưu.
Ngoài ra, nền tảng mới có khả năng thích ứng cao hơn với kiến trúc phần mềm hiện có của doanh nghiệp, tạo ra một luồng tự động hóa toàn diện hơn.
Tuy nhiên, nếu doanh nghiệp chưa sẵn sàng thay đổi thì có thể cân nhắc sử dụng song song 2 nền tảng RPA để tăng cường hiệu quả và chất lượng của tự động hóa. Một nghiên cứu của Gartner chỉ ra rằng 40% người sử dụng RPA sẽ triển khai chiến lược đa nhà cung cấp vào năm 2024.
Đọc thêm để tìm hiểu về xu hướng đa nền tảng RPA trong dòng chảy xu hướng RPA Migration.
Kinh nghiệm giúp triển khai RPA Migration một cách dễ dàng
Đánh giá cơ sở hạ tầng hiện tại
Trước khi quyết định chuyển đổi giải pháp RPA, việc đánh giá toàn diện cơ sở hạ tầng RPA hiện tại là rất quan trọng. Điều này bao gồm việc xác định và đánh giá trạng thái hiện tại của bot, quy trình và tích hợp. Nắm bắt trạng thái của quy trình hiện tại có thể giúp doanh nghiệp lập kế hoạch chuyển đổi và xác định các thách thức và cơ hội tiềm ẩn một cách nhanh chóng.
Lựa chọn giải pháp RPA phù hợp
Lựa chọn giải pháp RPA phù hợp là yếu tố tiên quyết cho sự thành công của RPA Migration. Doanh nghiệp cần cân nhắc và đánh giá thật kỹ nhà cung cấp mới ở mọi khía cạnh: hiệu quả về mặt triển khai, ROI, chi phí, tài nguyên, dịch vụ hỗ trợ,…
Sự xem xét cẩn thận giúp doanh nghiệp chọn lựa giải pháp tốt nhất cho chiến lược tự động hóa và đảm bảo tính mở rộng trong dài hạn.
Lập kế hoạch chuyển đổi
Lập kế hoạch cho việc chuyển đổi nền tảng RPA giúp doanh nghiệp phát hiện ra các tắc nghẽn trong quá trình chuyển đổi và thực hiện các điều chỉnh cần thiết. Ngoài ra, doanh nghiệp có thể thử nghiệm và đánh giá giải pháp RPA trong một bộ phận nhỏ hoặc một số quy trình cụ thể trước khi triển khai trong toàn bộ tổ chức.
Như đã đề cập trước đó, các doanh nghiệp có thể sử dụng chiến lược nền tảng RPA kép trong 12 đến 18 tháng đầu tiên. Điều này giảm thiểu các sự gián đoạn và cho phép doanh nghiệp thử nghiệm nền tảng mới, từ đó đảm bảo hiệu quả của nền tảng mới.
Chuyển dịch dữ liệu
Chuyển dịch dữ liệu là quá trình chuyển dữ liệu từ hệ thống cũ sang hệ thống mới. Quy trình này thường yêu cầu xác nhận kỹ lưỡng để đảm bảo tính chính xác. Do đó, các công cụ xác nhận được sử dụng để đảm bảo tính dữ liệu được dịch chuyển một cách thông suốt, tránh các lỗi sai và tình trạng dữ liệu bị thiếu.
Quản lý rủi ro
Các doanh nghiệp cần nhận thức về các rủi ro không mong muốn như thời gian ngừng hoạt động, mất dữ liệu, gián đoạn, v.v., và lập kế hoạch hành động toàn diện để tránh rủi ro.
Sau đó, việc theo dõi hiệu suất liên tục của RPA mới nền tảng cần được triển khai nghiêm ngặt để đảm bảo giải pháp đáp ứng mục tiêu của tổ chức.
Kết luận
Chuyển đổi nền tảng RPA là một bước tiến lớn trong chiến lược số hóa, giúp doanh nghiệp đáp ứng với hệ thống tự động hóa ngày càng phức tạp. Từ việc đánh giá cơ sở hạ tầng hiện tại đến giảm thiểu rủi ro đều là những bước cần thiết để doanh nghiệp vượt qua thách thức và nắm bắt cơ hội phát triển.
Do đó, các ngân hàng mong muốn khai mở giá trị tiềm năng của tự động hóa có thể xem xét thực hiện RPA Migration để tăng cường hiệu suất, giảm chi phí và mở rộng các tính năng vượt trội.
Tham khảo
Unlocking the Full Potential of RPA: Your Comprehensive Guide to Migration Success
Prioritizing Processes in RPA Migration
What is RPA Migration? Everything You Need to Know
5 RPA Migration Trends in 2023
The 5 Differences Between Legacy RPA Tools and Next-Generation Intelligent Automation Platforms
akaBot (FPT) là giải pháp tối ưu vận hành doanh nghiệp dựa trên nền tảng RPA (tự động hoá quy trình bằng robot phần mềm) kết hợp với các công nghệ khác như Process Mining, OCR, Intelligent Document Processing, Machine Learning, Conversational AI… Phục vụ khách hàng tại trên 20 quốc gia, 8 ngành dọc (tài chính – ngân hàng, bán lẻ, IT, sản xuất, logistics….), akaBot đã được xếp hạng bởi các tổ chức uy tín trên thế giới (Gartner Peer Insights, G2…), giành Giải “Oscar của giới công nghệ” Stevie Award, Top 6 nền tảng RPA thế giới do Software Reviews bình chọn, Giải thưởng The Asian Banker 2021…
Đặt lịch hẹn với akaBot để tìm hiểu giải pháp tối ưu vận hành doanh nghiệp ngay hôm nay!