Là ngân hàng có tư duy về chuyển đổi công nghệ số từ 2005, Sacombank có nhiều yếu tố thuận lợi để “bứt tốc” trong hai năm trở lại đây, trong đó quan trọng nhất chính là “Bứt phá tư duy, nâng tầm giá trị”. Tháng 11/2020, Sacombank đã giành được cùng lúc hai giải thưởng: Ngân hàng bán lẻ tiêu biểu và Ngân hàng chuyển đổi số tiêu biểu do Tập đoàn Dữ liệu Quốc tế IDG và Hiệp hội ngân hàng Việt Nam (VNBA) phối hợp tổ chức.
Từ tư duy tới hành động
Sacombank là ngân hàng sớm xác định công nghệ là trụ cột trong chiến lược phát triển, đặc biệt chú trọng vào việc đầu tư để chuyển đổi số, tạo nền tảng vững chắc cho sự phát triển toàn diện của ngân hàng phù hợp với xu hướng công nghiệp 4.0.
Bà Nguyễn Đức Thạch Diễm – Thành viên Hội đồng quản trị kiêm Tổng giám đốc Sacombank, cho rằng: “Chuyển đổi số không đơn thuần là các dự án công nghệ mới mà phải thay đổi tư duy, thay đổi mô hình kinh doanh và quy trình, nâng cao kỹ năng và năng lực số trong tổ chức mới có thể thành công”.
Chia sẻ tại sự kiện IDG TekTalk Ep.6 chủ đề “Chiến Lược Chuyển Đổi Số – Tối Ưu Hoá Hoạt Động Ngân Hàng, ông Trần Thái Bình, Phó Giám đốc khối CNTT Sacombank chỉ ra hai hạn chế lớn nhất trong quá trình số hoá của ngân hàng: hạn chế về nguồn lực (đặc biệt là nhân lực về chuyển đổi số) và hạn chế về tư duy – nếu chuyển đổi số vẫn làm theo cách cũ, sẽ không thể đi nhanh và tạo ra giá trị ngay lập tức.
Ông Bình nói về hai luồng công việc lớn trong hành trình số hóa của ngân hàng, bao gồm: (1) Trải nghiệm tốt nhất cho khách hàng, tái thiết kế kênh giao dịch để mang lại sản phẩm, dịch vụ đáp ứng sự hài lòng của khách hàng; (2) Giảm tải khối lượng công việc cho nhân viên (số hoá, tối ưu hoá các hệ thống lớn như CRM, các quy trình văn phòng như trình ký, robot phối hợp con người để xử lý công việc). Trong chiến lược số hoá của Sacombank, ông Bình cho biết chi phí về công nghệ có thể chiếm tới 60% trong tổng chi phí chuyển đổi số.
Chú trọng đảm bảo an toàn thông tin trong suốt hành trình chuyển đổi số
Sacombank không chỉ đầu tư các nền tảng, công nghệ thanh toán mà còn chú trọng bảo đảm an toàn thông tin. Sacombank là ngân hàng duy nhất đạt chứng chỉ bảo mật thanh toán thẻ PCI DSS trong 7 năm liên tục kể từ năm 2013, và sẽ nỗ lực để duy trì trong các năm tới. Với chứng chỉ này, Sacombank luôn được các tổ chức thẻ chọn triển khai các công nghệ mới.
Đối với các giao dịch thanh toán trực tuyến trên các trang thương mại điện tử, Sacombank đã áp dụng công nghệ bảo mật mã hóa thông tin thẻ (tokenization) và xác thực giao dịch thương mại điện tử 3D Secure nhằm bảo vệ chủ thẻ. Ngân hàng cũng đã triển khai cơ chế chống giả mạo trên ngân hàng điện tử, đồng thời trang bị công nghệ bảo mật IBM Trusteer dành cho thiết bị và điểm truy cập đầu cuối để tăng thêm lớp bảo mật cho các ứng dụng thanh toán. Có thể nói bên cạnh việc “đi nhanh” trong đầu tư, ứng dụng công nghệ, Sacombank cũng không quên yếu tố “phát triển bền vững” dựa trên những giá trị cốt lõi dành cho khách hàng, một trong số đó là sự an tâm, an toàn mà bất cứ khách hàng nào của ngân hàng cũng coi trọng.
Sacombank giai đoạn 2019-2021 và chiến lược số hoá 2021-2025
Trong báo cáo thường niên Sacombank 2019 với chủ đề “Bứt phá tư duy, nâng tầm giá trị”, 3 trong 6 mục tiêu của ngân hàng có liên quan tới ứng dụng công nghệ, nâng cao trải nghiệm khách hàng và trải nghiệm nhân viên, tối ưu vận hành. Cụ thể, đó là các mục tiêu: (1) Tiên phong trong nền tảng công nghệ thông tin hiện đại và an toàn bảo mật; (2) Nâng cao trải nghiệm cho khách hàng, thiết thực đồng hành cùng cộng đồng doanh nghiệp, các thành phần kinh tế và khách hàng; (3) Tinh gọn bộ máy, nâng cao chất lượng nhân sự và cải thiện môi trường làm việc.
Năm 2020, Sacombank công bố báo cáo thường niên với chủ đề “Vững tâm, vươn tầm” thể hiện sự thích ứng của ngân hàng trong thời điểm dịch bệnh xuất hiện tại Việt Nam. Dù gặp nhiều khó khăn, Sacombank đã gặt hái nhiều giải thưởng như: Giải Ngân hàng bán lẻ tiêu biểu và Ngân hàng chuyển đổi số tiêu biểu do Tập đoàn Dữ liệu Quốc tế IDG và Hiệp hội ngân hàng Việt Nam (VNBA) phối hợp tổ chức; Giải “Sacombank Digitalisation Strategy” về chiến lược chuyển đổi số trong khuôn khổ giải thưởng “Sáng tạo Quốc tế 2020” do Tổ chức phi chính phủ Enterprise Asia (Malaysia) tổ chức bình chọn.
Những mục tiêu trọng tâm này tiếp tục được duy trì cho năm 2021, đồng thời Sacombank tiếp tục định hình lại chiến lược của mình để thực hiện mục tiêu trở thành ngân hàng dẫn đầu về năng lực số trong các năm tới: (1) Đẩy mạnh phát triển công nghệ số trên tất cả các hoạt động trọng yếu của Ngân hàng, đặc biệt là xây dựng hệ sinh thái số đa dạng, sáng tạo để chủ động đón đầu xu thế mới và linh hoạt nắm bắt các cơ hội kinh doanh; (2) Nâng cao trải nghiệm và sự hài lòng cho khách hàng thông qua việc liên tục cải tiến, sáng tạo các sản phẩm dịch vụ mới đa dạng, nhiều tiện ích cho khách hàng; (3) Nâng cao năng suất lao động, phát huy tối đa hiệu quả nguồn nhân lực của Sacombank.
Như vậy, át chủ bài “thay đổi tư duy” đã giúp Sacombank bứt tốc trong chuyển đổi số giai đoạn ba năm trở lại đây, tạo nền tảng vững chắc cho ngân hàng trong kế hoạch số hoá 5 năm tiếp theo. Xác định khách hàng là trung tâm, nhân sự là nòng cốt, Sacombank nhất quán trong chiến lược, dứt điểm trong hành động, từng bước khắc phục khó khăn, ứng biến nhanh chóng với “thời cuộc” để không ngừng tạo ra giá trị, ghi dấu ấn trong cuộc đua số hoá ngành ngân hàng tại Việt Nam.
akaBot (FPT) là giải pháp tối ưu vận hành doanh nghiệp dựa trên nền tảng RPA (tự động hoá quy trình bằng robot phần mềm) kết hợp với các công nghệ khác như Process Mining, OCR, Intelligent Document Processing, Machine Learning, Conversational AI… Phục vụ khách hàng tại trên 20 quốc gia, 8 ngành dọc (tài chính – ngân hàng, bán lẻ, IT, sản xuất, logistics….), akaBot đã được xếp hạng bởi các tổ chức uy tín trên thế giới (Gartner Peer Insights, G2…), giành Giải “Oscar của giới công nghệ” Stevie Award, Top 6 nền tảng RPA thế giới do Software Reviews bình chọn, Giải thưởng The Asian Banker 2021…
Đặt lịch hẹn với akaBot để tìm hiểu giải pháp tối ưu vận hành doanh nghiệp ngay hôm nay!