Là xu hướng công nghệ có nhiều tính ứng dụng cao, liệu các doanh nghiệp đã biết ứng dụng RPA trong các ngành nghề, lĩnh vực trong quy trình vận hành của mình để khai thác được toàn bộ tiềm năng của công nghệ robot ảo này chưa?
RPA được xem là nguồn nhân công ảo giúp con người thoát ra khỏi tình trạng làm một công việc lặp lại nhiều lần và dễ gây ra lỗi vì RPA có thể mô phỏng hầu hết các tác vụ và mang lại hiệu quả, tính chính xác trong công việc rất cao. Hơn nữa, RPA có thể ứng dụng vào nhiều ngành nghề, hoặc cũng có thể ứng dụng vào nhiều phòng ban trong doanh nghiệp. Để ứng dụng toàn diện RPA, doanh nghiệp cần phải xem xét mục tiêu ban đầu, mục tiêu cần thiết để xây dựng giải pháp tự động hóa vào doanh nghiệp.
Ngân hàng
Chúng ta luôn quen thuộc với các quy trình dài và phức tạp của ngân hàng vì ngành này yêu cầu lượng lớn thông tin đầu vào và nhiều cuộc giao dịch được diễn ra. Với một lượng lớn tài liệu cần xử lý, các tác vụ thủ công như yêu cầu các văn bản mẫu, gửi tiền, rút tiền hay các quy trình giao dịch khác nhau đều yêu cầu độ chính xác cao trong công việc. Do đó, ứng dụng RPA chính là giải pháp hoàn hảo trong việc xử lý, nhập dữ liệu, xử lý sao kê và bảng cân đối kế toán kèm thêm một số lợi ích khác cho dịch vụ ngân hàng. Bằng cách tự động hóa tất cả các giao dịch tốn thời gian cũng như xử lý dữ liệu, cơ chế vận hành của các ngân hàng trở nên hợp lý và thông suốt hơn.
Tài chính
Cũng tương tự như ngân hàng, trong tài chính, việc con người xử lý các dữ liệu số đôi khi có thể dễ dàng mắc sai lầm. Thông thường, những công việc thủ công bao gồm lập báo cáo tài chính, kích hoạt thẻ, mở tài khoản rất phức tạp, và đòi hỏi duy trì tính nhất quán của dữ liệu rất cao. Song giờ đây, RPA có thể thực hiện tất cả các tác vụ đó một cách dễ dàng và thuận tiện. Có thể dễ nhận ra rằng, các phần mềm robot giúp giảm thiểu tối đa tỷ lệ lỗi trong việc thu thập số liệu, đặc biệt trong các công việc kế toán.
Bảo hiểm
Một kỹ sư thiết kế thường là một kỹ sư phần mềm có kinh nghiệm từ 5-8 năm. Họ phụ trách việc cài đặt cơ sở hạ tầng ban đầu và kiểm tra tính khả thi của hệ thống. Do kỹ sư thiết kế là người đứng đầu trong việc thiết kế, duy trì giải pháp và quy trình làm việc, họ cần có kiến thức sâu rộng về mẫu thiết kế phần mềm (software design patterns). Kỹ sư thiết kế sẽ làm việc cùng với Trung tâm Xuất Sắc để đảm bảo các tiêu chuẩn và chỉ dẫn mã code đang được toàn bộ lập trình viên tuân theo. Họ cũng cần có cái nhìn tổng quát về toàn bộ hệ thống RPA để đưa ra những đánh giá khi một quy trình đang sử dụng RPA sai cách hay các robot đang chạy không hiệu quả.
Y tế
Y tế được xem là ngành được quản lý chặt chẽ và nghiêm ngặt nhất khi lĩnh vực này có nhu cầu cấp thiết về mức độ hiệu quả và độ chính xác trong vấn đề quản lý khối lượng lớn thông tin. Việc áp dụng RPA trong chăm sóc sức khỏe có thể rút ngắn thời gian chờ đợi cho bệnh nhân vì những trợ lý ảo này có thể tạo ra một quy trình chăm sóc sức khỏe phù hợp dựa trên hồ sơ bệnh sử của họ. Đặc biệt, các bác sĩ không chỉ có thể đề xuất phương pháp điều trị hiệu quả mà còn giúp bệnh nhân có trải nghiệm tốt hơn. Kể từ khi công nghệ tự động hóa được phát triển mạnh mẽ, các ca phẫu thuật có thể sử dụng RPA để nâng cao xác suất thành công. Với tất cả các công việc hành chính được thực hiện bằng công nghệ tự động, bệnh nhân có thể nhận được nhiều sự quan tâm hơn từ đội ngũ y tế.
Sản xuất
Trong công nghiệp sản xuất, robot đã là một phần không thể thiếu. Trong nhiều năm qua, ứng dụng RPA trong các ngành nghề đã được sử dụng rộng rãi và hiện đang không ngừng phát triển. Chính công nghệ tự động hóa trong sản xuất đã dẫn đến nhiều đổi mới trong những năm gần đây, đặc biệt là sự thúc đẩy việc áp dụng RPA trong các ngành công nghiệp khác.
Ngoài ra, công nghệ này không chỉ giảm thiểu công việc lao động mà còn giúp tăng năng suất làm việc cho nhiều công xưởng, nhà máy. Việc ứng dụng các giải pháp RPA trong sản xuất rất đa dạng và có thể kể đến như hỗ trợ khách hàng, quản trị, di chuyển dữ liệu, kiểm soát hàng tồn kho và xử lý các hóa đơn.
Ứng dụng RPA trong các ngành nghề đã góp phần giảm thiểu khối lượng công việc thủ công cho hầu hết các doanh nghiệp cùng với đó là khả năng tăng hiệu suất làm việc và độ chính xác cao. Hơn nữa, những lợi ích điển hình như tiết kiệm thời gian hoặc quản lý tốt các nguồn thông tin được thể hiện rõ trong tất cả các lĩnh vực sử dụng RPA. Nhờ công nghệ tự động hóa ngày càng được nâng cấp, nhân viên có thể tập trung hơn vào công việc và tạo ra giá trị của họ trong các tập đoàn.
Nguồn:
- Top 67 RPA Usecases / Applications/ Examples [2021] (aimultiple)
- 5 industry applications of RPA
- 7 uses of RPA in the Manufacturing Industry – Benefits of Robotic Process Automation
- The major industries adopting RPA in 2020 and beyond
- 8 Real World Use Cases for RPA in Finance
akaBot (FPT) là giải pháp tối ưu vận hành doanh nghiệp dựa trên nền tảng RPA (tự động hoá quy trình bằng robot phần mềm) kết hợp với các công nghệ khác như Process Mining, OCR, Intelligent Document Processing, Machine Learning, Conversational AI… Phục vụ khách hàng tại trên 20 quốc gia, 8 ngành dọc (tài chính – ngân hàng, bán lẻ, IT, sản xuất, logistics….), akaBot đã được xếp hạng bởi các tổ chức uy tín trên thế giới (Gartner Peer Insights, G2…), giành Giải “Oscar của giới công nghệ” Stevie Award, Top 6 nền tảng RPA thế giới do Software Reviews bình chọn, Giải thưởng The Asian Banker 2021…
Đặt lịch hẹn với akaBot để tìm hiểu giải pháp tối ưu vận hành doanh nghiệp ngay hôm nay!