Các doanh nghiệp dần bày tỏ sự quan tâm đối với Tự động hóa thông minh, giải pháp công nghệ giúp doanh nghiệp bứt phá trên hành trình chuyển đổi số và hướng tới Siêu tự động hóa (Hyperautomation) – một trong 10 xu hướng công nghệ chiến lược hàng đầu năm 2022 do Gartner bình chọn. Vậy Tự động hóa thông minh là gì? Tầm quan trọng của việc ứng dụng nền tảng công nghệ này trong vận hành doanh nghiệp? Hãy cùng tìm hiểu chi tiết trong bài viết dưới đây.
Tự động hóa thông minh là gì?
Tự động hóa thông minh (Intelligent Automation – IA) là sự kết hợp giữa Tự động hóa quy trình bằng robot (Robotic process automation – RPA) và Trí tuệ nhân tạo (Artificial Intelligence – AI), nhằm tự động hóa những nhiệm vụ và quy trình phức tạp hơn, đòi hỏi phân tích, phán đoán và ra quyết định mà không cần sự can thiệp của con người.
IA là công nghệ góp phần nâng đỡ khả năng tự động hóa của RPA. Nguồn: manutan.com
Nhờ việc kết hợp cùng những xu hướng công nghệ nổi bật, IA được coi là giải pháp tự động hóa toàn diện, đưa doanh nghiệp hướng tới chuyển đổi số – bước tiến cần thiết của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0.
Đọc thêm: Từ RPA Đến Tự Động Hóa Thông Minh
Sự khác biệt giữa RPA, Tự động hóa thông minh và Siêu tự động hóa
RPA: Đây là cấp độ đầu tiên của tự động hóa quy trình kinh doanh. Các doanh nghiệp triển khai RPA để tự động hóa khối lượng lớn tác vụ đơn điệu, lặp đi lặp lại được thực hiện thủ công trước đó. Nhờ vậy mà năng suất vận hành được cải thiện, cho phép nhân lực tập trung vào các nhiệm vụ có giá trị lớn. RPA thường được ứng dụng trong doanh nghiệp để tự động hóa việc việc xử lý đơn hàng, hóa đơn, xử lý thanh toán, theo dõi đơn hàng và các quy trình thủ công tốn thời gian khác.
IA: IA là bước phát triển tự động hóa tiếp theo của RPA. Trong khi RPA chỉ tự động hóa các nhiệm vụ dựa trên quy tắc, IA mở rộng phạm vi tự động hóa bằng RPA và kết hợp khả năng mô phỏng tư duy con người dựa trên công nghệ Trí tuệ nhân tạo, bao gồm Máy học và Học sâu (Deep Learning). Điều này cho phép IA thực hiện các tác vụ đòi hỏi phán đoán, suy luận và hỗ trợ ra quyết định, ví dụ như giám sát cơ sở dữ liệu để đánh giá và xử lý dữ liệu trùng lặp hoặc chất lượng kém.
Hyperautomation: Là sự hợp nhất RPA và AI cùng công nghệ Máy học, Siêu tự động hóa hướng tới tự động hóa triệt để các quy trình doanh nghiệp, tạo thành một quy trình tự động hoá toàn diện, tối ưu. Vì giải pháp này thừa hưởng tất cả những lợi ích đến từ sự kết hợp đa dạng các công nghệ nổi trội mà đây được coi là bước tiến đột phá mà các nhà lãnh đạo hiện đang hướng tới.
Tự động hóa quy trình bằng robot (RPA) | Tự động hóa thông minh (IA) | Siêu tự động hóa (Hyperautomation) | |
Trường hợp ứng dụng | Tự động hóa các tác vụ lặp đi lặp lại và xử lý các dữ liệu đầu vào có cấu trúc. | Kết hợp RPA và AI để tự động hóa các quy trình, nhiệm vụ mang tính phức tạp hơn, đòi hỏi khả năng phân tích, suy luận và ra quyết định. | Kết hợp RPA và IA để giải quyết bài toán tự động hóa hoàn toàn trong doanh nghiệp. |
Công nghệ lõi | Công nghệ lõi RPA kết hợp Giao diện lập trình ứng dụng (Application Programming Interface – API) cho phép các bots sao chép và mô phỏng hoạt động của con người. | Công nghệ RPA tích hợp AI, Máy học và NLP để nâng cao khả năng phân tích và ra quyết định của con người. | RPA vẫn là cốt lõi, kết hợp cùng các giải pháp công nghệ AI, bao gồm Máy học, IDP, OCR, NLP cùng một số nền tảng low-code/no-code và bộ phần mềm quản lý doanh nghiệp thông minh (Intelligent Business Process Management suites – IBPMs) để tăng cường sự tinh vi của tự động hóa và hỗ trợ con người. |
Độ khó khi triển khai | Thấp. Hầu hết các công cụ RPA đều không yêu cầu thay đổi hệ thống công nghệ kế thừa và dễ dàng triển khai trong thời gian ngắn, mang lại hiệu quả cao. | Trung bình. Yêu cầu quyền truy cập không hạn chế vào kho dữ liệu cũng như điều kiện hoàn cảnh thích hợp để triển khai. Có thể không tương thích với một số hệ thống cũ. Thời gian triển khai chậm nhưng ROI khá cao. | Cao. Yêu cầu cơ sở hạ tầng kỹ thuật số vững mạnh cùng sự điều phối giữa các luồng thông tin, hệ thống để mang lại hiệu quả cao nhất. Tuy thời gian triển khai lâu nhất nhưng thu về ROI cao nhất về tầm nhìn dài hạn. |
Mức độ trưởng thành | Trưởng thành, thiên về xử lý dữ liệu có cấu trúc (structured data). | Có độ tinh vi cao hơn RPA, kết hợp khả năng tự động hóa và khả năng nhận thức để tự động hóa các chức năng, nhiệm vụ phức tạp hơn, có khả năng xử lý dữ liệu phi cấu trúc (unstructured data). | Kết hợp sức mạnh trưởng thành của RPA và IA để giải quyết bài toán tự động hóa toàn diện. |
Tìm hiểu về điểm khác biệt và sự kết hợp giữa RPA, Machine Learning, AI tại đây.
Tầm quan trọng của Tự động hóa thông minh và Siêu tự động hóa
Theo báo cáo mới nhất của akaBot x IDC – “Building an Agile Future Enterprise Powered by Intelligent Automation”, thế giới đang chứng kiến thời kỳ chuyển đổi số doanh nghiệp mạnh mẽ, thể hiện sự linh hoạt, chủ động của các tổ chức trong việc ứng biến với sự biến đổi của kỷ nguyên số. Động lực thúc đẩy điều này đến từ cơ sở hạ tầng, công nghệ số sẵn có, mô hình tiêu dùng linh hoạt và sự phát triển của các mô hình agile như DevOps và AIOps, tăng cường sức mạnh tự động hóa nhờ các nền tảng công nghệ như AI, ML, RPA, Dữ liệu lớn (Big Data).
Tỷ lệ doanh nghiệp tại Châu Á – Thái Bình Dương sẽ triển khai Tự động hóa thông minh trong năm tới nhằm hướng đến hành trình chuyển đổi số toàn diện. Nguồn: akaBot.com
Cũng theo IDC, các doanh nghiệp đã nhận thức được tầm quan trọng và lợi ích của IA và sẽ triển khai giải pháp tự động hóa toàn diện này vào quy trình vận hành với mục đích tiếp cận hành trình chuyển đổi số tích cực, hiệu quả. Tại khu vực châu Á – Thái Bình Dương, có tới 46% doanh nghiệp Indonesia sẽ thực hiện việc tiếp cận giải pháp IA vào năm tới, trong khi Việt Nam xếp thứ 2 với tỷ lệ 45%.
Tải ngay báo cáo mới nhất từ akaBot và IDC để khám phá lộ trình ứng dụng tự động hóa thông minh, những chiến lược chuyển đổi số của doanh nghiệp dưới tác động của Covid-19 và những lời khuyên khi tìm kiếm nhà cung cấp giải pháp tự động hóa!
Tự động hóa thông minh là chìa khóa của chuyển đổi số, thúc đẩy sự bền vững trong bối cảnh tình hình thế giới đầy biến động. IA cũng dần trở thành xu hướng công nghệ cấp thiết bởi lợi ích và giá trị mà nó mang lại. Cụ thể, IA giúp doanh nghiệp:
- Tăng cường độ chính xác: Sự hỗ trợ của hàng loạt công nghệ tự động hóa mang đến hiệu quả cao với tỷ lệ sai sót gần như bằng 0, loại bỏ hoàn toàn lỗi sai so với quy trình truyền thống.
- Tối ưu năng suất vận hành: Nhờ loại bỏ những quy trình back-office rườm rà và phức tạp, IA cho phép doanh nghiệp giải phóng lực lượng lao động, tinh gọn quy trình làm việc, nhờ đó cải thiện năng suất một cách tối đa.
- Tiết kiệm chi phí: Việc đầu tư vào nền tảng công nghệ tự động hóa phù hợp giúp doanh nghiệp tối ưu hóa chi phí liên quan đến nhân lực, giảm thiểu lỗi của con người và tăng tốc độ xử lý.
- Nâng cao trải nghiệm khách hàng: Ứng dụng IA sẽ cải thiện quy trình vận hành và chất lượng dịch vụ của doanh nghiệp, từ đó mang đến cho khách hàng trải nghiệm vượt trội, tạo mức độ trung thành với khách hàng hiện tại cũng như thu hút khách hàng tiềm năng.
- Thúc đẩy tính bảo mật: Các thuật toán của IA có khả năng theo dõi, phân tích các network và cấu trúc dữ liệu, đánh giá mối đe dọa và báo cáo lỗ hỏng bảo mật trước khi chúng bị khai thác, nhờ đó tăng cuờng mức độ bảo mật và giảm thiểu rủi ro.
akaBot – Giải pháp tự động hóa tối ưu cho doanh nghiệp
akaBot là đơn vị tiên phong trong việc triển khai giải pháp tự động hóa, nắm giữ vị thế mở đường trên hành trình chuyển đổi số của doanh nghiệp. Tích hợp công nghệ AI, OCR, Voice, Chatbot, Xử lý tài liệu thông minh (Intelligent Document Processing – IDP), hệ sinh thái giải pháp đa dạng của akaBot là lựa chọn phù hợp giúp doanh nghiệp xây dựng quy trình tự động hóa toàn diện.
akaBot – giải pháp tự động hóa toàn diện cho doanh nghiệp. Nguồn: photo-cms-sggp.zadn.vn
Các doanh nghiệp hoàn toàn có thể nhanh chóng triển khai lộ trình hướng đến tự động hóa thông minh để tận dụng lợi thế cạnh tranh trên thị trường. Để tìm hiểu chi tiết hơn, doanh nghiệp vui lòng để lại thông tin để được đội ngũ akaBot tư vấn triển khai thử nghiệm quy trình tự động hóa miễn phí tại đây.
Tham khảo
Juxtaposing Automations: the Difference between RPA, Intelligent Automation, and Hyperautomation
Differentiating Between Intelligent Automation and Hyperautomation
How Is Hyperautomation Different From Intelligent Automation And RPA?
akaBot (FPT) là giải pháp tối ưu vận hành doanh nghiệp dựa trên nền tảng RPA (tự động hoá quy trình bằng robot phần mềm) kết hợp với các công nghệ khác như Process Mining, OCR, Intelligent Document Processing, Machine Learning, Conversational AI… Phục vụ khách hàng tại trên 20 quốc gia, 8 ngành dọc (tài chính – ngân hàng, bán lẻ, IT, sản xuất, logistics….), akaBot đã được xếp hạng bởi các tổ chức uy tín trên thế giới (Gartner Peer Insights, G2…), giành Giải “Oscar của giới công nghệ” Stevie Award, Top 6 nền tảng RPA thế giới do Software Reviews bình chọn, Giải thưởng The Asian Banker 2021…
Đặt lịch hẹn với akaBot để tìm hiểu giải pháp tối ưu vận hành doanh nghiệp ngay hôm nay!