Tự Động Hóa Trong Logistics – Tiềm Năng Và Thách Thức

Tự động hoá trong logistics dù không còn là câu chuyện mới, đặc biệt khi Covid-19 gây ra những đứt gãy trong chuỗi cung ứng, ảnh hưởng nghiêm trọng đến ngành, nhưng nhiều doanh nghiệp vẫn gặp khó khăn khi tiếp cận vấn đề. Những cơ hội mà tự động hoá đem lại là gì, và những thử thách nào các doanh nghiệp sẽ phải vượt qua trên chặng đường tự động hoá? Bài viết dưới đây sẽ giải đáp những thắc mắc trên, giúp doanh nghiệp có cái nhìn toàn cảnh về tự động hoá trong logistics để lựa chọn cho mình một hướng đi phù hợp. 

Tự động hóa trong logistics – giải pháp tối ưu cho doanh nghiệp 

Tự động hoá logistics là gì?

Tự động hoá trong logistics được định nghĩa là việc ứng dụng phần mềm máy tính hoặc các máy móc, thiết bị tự động nhằm cải thiện tính hiệu quả của hoạt động logistics. Thông thường, tự động hóa sẽ được diễn ra bên trong các nhà máy hoặc trung tâm phân phối, các đầu việc lớn được quản lý bởi hệ thống kỹ thuật chuỗi cung ứng và hệ thống hoạch định nguồn lực doanh nghiệp.

Tự động hóa ngành logistics thường được diễn ra bên trong các nhà máy hoặc trung tâm phân phối
Tự động hóa ngành logistics thường được diễn ra bên trong các nhà máy hoặc trung tâm phân phối

Tại sao cần phải tự động hóa trong logistics?

Trong thời đại ngày nay, vai trò của tự động hoá đối với ngành logistics ngày càng được nhấn mạnh hơn, lý do là vì:

  • Sự phát triển mạnh mẽ của thương mại điện tử: Theo thống kê, doanh số thương mại điện tử bán lẻ trên toàn thế giới đạt 4,28 nghìn tỷ vào năm 2020 và doanh thu bán lẻ điện tử dự kiến ​​sẽ tăng lên 5,4 nghìn tỷ đô la Mỹ vào năm 2022. Đặc điểm của thị trường thương mại điện tử là độ phủ rộng, đơn hàng nhỏ lẻ nhưng số lượng lớn, mặt hàng đa dạng, tần suất mua liên tục, gây ra những khó khăn trong quản lý và vận chuyển. Vì thế để nâng cao hiệu quả quản lý nhiều doanh nghiệp đã lựa chọn tự động hóa logistics. 
  • Sự phát triển nhanh chóng của công nghệ: Cuộc cách mạng 4.0 đã đem lại những giải pháp phần mềm, máy móc thông minh giúp tiết kiệm thời gian, công sức, mà còn tối ưu hoá công tác vận hành, quản lý, đem lại hiệu quả hoạt động cao nhất. Đối với công việc nhiều quy trình như logistics, các doanh nghiệp sẽ dễ rơi vào tình trạng quá tải nếu họ không chú trọng đầu tư vào công nghệ, cụ thể là đẩy mạnh tự động hoá.
  • Yêu cầu của khách hàng cao hơn, họ mong muốn một dịch vụ nhanh chóng, chính xác và tận tâm hơn. Vì thế thách thức của doanh nghiệp là luôn luôn phải tối ưu vận hành, nâng cao trải nghiệm khách hàng.

Như vậy, với những tác động, yêu cầu từ thị trường và khách hàng như vậy, các doanh nghiệp logistics cần có những điều chỉnh, tính toán hợp lí về các khâu vận chuyển, phân phối, lưu trữ và bảo quản hàng hoá để đảm bảo trải nghiệm liền mạch cho khách hàng. Câu chuyện của xu hướng mua hàng trực tuyến thời Covid-19 là ví dụ rõ ràng nhất cho nhu cầu tối ưu hoá, tự động hoá vận hành của các nhà logistics.

Các doanh nghiệp ngành logistics có nhiều lý do để bắt đầu tự động hoá
Các doanh nghiệp ngành logistics có nhiều lý do để bắt đầu tự động hoá

Cơ hội của tự động hóa trong logistics

Ngành logistics đang đứng trước những cơ hội lớn và sự tham gia của tự động hóa sẽ giúp các doanh nghiệp tận dụng tối đa tiềm năng, khai thác hiệu quả cơ hội đang có để phát triển mạnh mẽ hơn. Cụ thể tự động hoá trong logistics mang đến những lợi ích:

  • Giảm chi phí: Hệ thống robot trong nhà kho, xe không người lái, các nền tảng giao hàng công nghệ (như Grab hay Uber)… đã có những đóng góp tích cực vào nâng cao năng suất lao động, tiết kiệm chi phí nhân công, vận chuyển, tối ưu nguồn lực.
  • Tăng năng lực cạnh tranh, chất lượng dịch vụ: Do công nghệ hỗ trợ cải thiện hệ thống liên lạc, đảm bảo thông tin liền mạch, thông suốt, giúp giải quyết công việc hiệu quả hơn. Cụ thể, tiềm lực công nghệ chính là chìa khóa giúp các doanh nghiệp 3PL khẳng định vị trí của mình trên thị trường. 
  • Tăng tính “on-demand”, giảm dư thừa: Sản xuất ồ ạt, hoặc lượng hàng dự trữ quá dư thừa so với nhu cầu thị trường có thể đem đến những thiệt hại nghiêm trọng cho doanh nghiệp. Trong trường hợp này, sử dụng những phần mềm quản lý dữ liệu sẽ giúp tránh những rủi ro trên. 
  • Lưu trữ số liệu phục vụ thống kê, phân tích, dự báo: Phân tích các xu hướng nhu cầu của thị trường là nghiệp vụ quan trọng để các nhà logistics tận dụng tối đa tài nguyên. Dễ thấy, phương pháp lưu trữ số liệu bằng giấy tờ truyền thống bộc lộ nhiều điểm yếu khi chuỗi cung ứng ngày càng được mở rộng.
  • Đồng bộ hóa thông tin, quản lý thời gian/dữ liệu thời gian thực: Thông tin kịp thời, minh bạch và thông suốt luôn là tiêu chí hàng đầu trong logistics. Ngày nay, nhiều doanh nghiệp đã tận dụng hiệu quả hệ thống công nghệ để quản lý dữ liệu, tránh tình trạng phân tán dữ liệu, giảm thời gian xử lý.
Doanh nghiệp ngành logistics lưu trữ, đồng bộ và quản lý dữ liệu hiệu quả hơn nhờ tự động hoá
Doanh nghiệp ngành logistics lưu trữ, đồng bộ và quản lý dữ liệu hiệu quả hơn nhờ tự động hoá

Theo thống kê, thị trường tự động hóa ngành logistics toàn cầu năm 2018, có quy mô 39,29 tỷ USD và được dự đoán sẽ đạt 121,3 tỷ USD vào năm 2027. Điều này cho thấy tự động hoá sẽ tiếp tục tham gia sâu rộng vào hoạt động ngành logistics, đẩy mạnh tốc độ phát triển của ngành công nghiệp này. Việc các doanh nghiệp đầu tư vào công nghệ chính là một chiến lược đúng đắn để cải tiến vận hành, từ đó nâng cao vị thế của mình. 

Thách thức trong tự động hóa ngành logistics

Không ai có thể phủ nhận sức nóng của công nghệ, đặc biệt khi tự động hoá đang được ứng dụng ngày một phổ biến trong hoạt động logistics. Tuy nhiên, như một quy luật, cơ hội mở ra luôn đi kèm với thách thức. Trong quá trình tự động hoá ngành logistics, các doanh nghiệp sẽ phải đối mặt với một vài khó khăn, cụ thể: 

  • Yêu cầu về mạng lưới hạ tầng và trung gian chưa được đáp ứng: Tự động hoá đặt ra yêu cầu phải rút ngắn chuỗi cung ứng logistics, giảm bớt các bên trung gian trên chặng đường hàng hoá từ kho đến tay người tiêu dùng. Tuy nhiên, cơ sở hạ tầng về giao thông và kho bãi tại Việt Nam hiện nay khó có thể đáp ứng nhu cầu này.
  • Chi phí đầu tư ban đầu cao: Chi phí trung bình để tự động hóa toàn diện một nhà kho có thể tiêu tốn tới 25 triệu USD. Con số này là từ 5 – 15 triệu USD đối với giải pháp bán tự động. Chi phí tương đối cao này là một thách thức mà khá nhiều doanh nghiệp sẽ gặp phải.
  • Tăng máy móc đồng nghĩa với việc giảm nhân sự lao động: Nhìn chung, tự động hoá không đánh mất cơ hội việc làm của người lao động mà hướng họ dành thời gian, công sức vào các công việc có giá trị hơn. Tuy nhiên, đối với một vài công việc như lấy hàng trong kho hay vận chuyển hàng hoá, robot đã thể hiện sự vượt trội hơn của mình so với nhân công.
  • Nhân sự logistics khó đáp ứng/thích nghi với ứng dụng công nghệ: Ngành logistics đang đối mặt với tình trạng thiếu hụt trầm trọng nhân sự chất lượng cao (53,3% các doanh nghiệp logistics Việt Nam gặp vấn đề này). Do đó, khi đưa công nghệ vào bộ máy vận hành, người lao động thường khá bỡ ngỡ, e dè và gặp nhiều khó khăn trong việc sử dụng công nghệ. 
Những nỗi lo về chi phí và sự thích ứng của nhân viên đang làm chùn chân nhiều doanh nghiệp ngành logistics khi bắt đầu tự động hoá
Những nỗi lo về chi phí và sự thích ứng của nhân viên đang làm chùn chân nhiều doanh nghiệp ngành logistics khi bắt đầu tự động hoá

Cũng cần khẳng định rằng, thách thức không nên là một trong những lí do để các doanh nghiệp chùn chân. Các doanh nghiệp logistics nên tìm kiếm những giải pháp hợp lý, đề ra những mục tiêu và chiến lược phù hợp để vượt qua những khó khăn thì mới nhận được những lợi ích to lớn mà tự động hoá mang lại.

Có thể tự động hoá ở những khâu nào trong logistics?

Các mắt xích trong chuỗi cung ứng đang được hưởng lợi từ tự động hoá logistics, do hoạt động này đã tham gia sâu rộng vào đa dạng các nghiệp vụ trong chuỗi. Một vài quy trình có thể được tự động hóa trong logistics phải kể đến:

  • Trucking/Vận tải đường bộ: Robot tự động AMR đang được sử dụng rất phổ biến trong quy trình lấy hàng giao cho nhân viên hay vận chuyển đến khu vực đóng gói, tối ưu hoá 50% nhân sự kho hàng đang thực hiện thủ công nghiệp vụ này. Các phần mềm định tuyến ứng dụng AI/ML giúp các doanh nghiệp vạch ra lộ trình giao hàng tối ưu, tiết kiệm thời gian và công sức. 
  • Warehousing/Kho hàng: Xe robot lấy hàng (robotic forklift) hay hệ thống lấy cất hàng tự động (ASRS) là hai trong số nhiều robot được ứng dụng trong nhà kho. Ngoài ra, con người còn có thể xây dựng những kho hàng tự động khi kết hợp hệ thống quản lý kho bãi (WMS) với barcode và nhận dạng qua tần số vô tuyến (RFID). 
  • Khâu Thực hiện đơn hàng/Giao hàng chặng cuối (last-mile delivery): Trung Quốc đã lắp đặt hơn 406.000 tủ khoá thông minh (smart locker) l tại các thành phố lớn (2019) như một giải pháp giao hàng không tiếp xúc. Amazon và DHL đã thử nghiệm máy bay drone và đạt hiệu quả vận chuyển trực tiếp từ nhà kho đến khách hàng chỉ trong 30 phút với chi phí chỉ 1 USD.
  • Khâu tổ chức công việc: Dữ liệu được lưu trữ sử dụng công nghệ đám mây cùng các phần mềm quản lý như WMS cho phép nhân viên làm việc và sắp xếp công việc hiệu quả trong thời gian giãn cách xã hội.
Trong khâu giao hàng chặng cuối, máy bay drone đã được sử dụng và được coi là công nghệ giao hàng tương lai
Trong khâu giao hàng chặng cuối, máy bay drone đã được sử dụng và được coi là công nghệ giao hàng tương lai

Một số công nghệ được ứng dụng vào tự động hóa trong logistics

Nhìn chung, các giải pháp tự động hóa sẽ là cánh tay đắc lực cho các doanh nghiệp logistics ở mọi quy mô, giúp hàng hoá được phân phối đến tay người tiêu dùng một cách hiệu quả, cả về thời gian, chi phí và độ chính xác. Rất nhiều giải pháp công nghệ đã được các doanh nghiệp trong ngành chú trọng đầu tư, một trong số đó phải kể đến:

  • Phần mềm quản lý vận đơn: Đây là phần mềm được sử dụng chuyên biệt cho việc quản lý, điều phối container, các phương tiện vận tải, giúp giảm chi phí, nâng cao độ chính xác, đạt khả năng hiển thị chuỗi cung ứng theo thời gian thực (Supply Chain Visibility), mang đến dịch vụ làm hài lòng khách hàng. 
  • Robot kho hàng: Hiện nay, robot kho hàng đang đóng vai trò chủ yếu của một người trung chuyển. Tuy nhiên, RightHand Robotics đã tạo ra bước ngoặt với robot hoạt động như một nhân viên kho hàng thật thụ, đạt hiệu quả 600 món/ giờ. Tại Amazon, kỷ lục về tốc độ của robot kho hàng là 100 đồ vật/ giờ.
  • Xe không người lái: Với loại phương tiện đặc biệt này, con người sẽ đóng vai trò chính là giám sát, không phải vận hành. Người đồng sáng lập “ông lớn” OTTO, Lior Ron cho biết, việc sử dụng xe không người lái có thể giúp tiết kiệm chi phí vận tải tới 40%/km và hạn chế các vụ tai nạn giao thông có liên quan. 
  • Thực tế ảo (AR): Thử nghiệm của DHL khi cho phép nhân viên kho sử dụng kính AR khi lấy hàng đã thu về hiệu quả ấn tượng: tốc độ đẩy nhanh gấp 30%. AR được nhận định là một giải pháp tối ưu nhằm tận dụng hiệu quả nguồn nhân lực, tiết kiệm thời gian và chi phí đào tạo nhân viên, cải thiện độ chính xác.
  • Internet vạn vật (IoT): Các cảm biến IoT ghi lại mọi thông tin liên quan đến máy móc và hàng hoá, sau đó truyền dữ liệu về máy chủ, cho phép quản lý vận hành một cách thuận tiện và dễ dàng. Công nghệ này cũng được kết hợp với trí tuệ nhân tạo (AI) nhằm hỗ trợ việc lập kế hoạch, đảm bảo hàng hoá được vận chuyển thông suốt.
  • Điện toán đám mây (Cloud Computing): Điện toán đám mây sẽ  đẩy hơn nữa việc phân tích dữ liệu lớn (big data), từ đó dẫn đến việc cải thiện năng suất, theo dõi tài sản tốt hơn, tăng khả năng truy cập, tương tác tốt hơn giữa người gửi hàng và hãng vận chuyển, hạn chế rủi ro.
Các phần mềm quản lý, robot phần mềm cũng đang góp phần tích cực vào các hoạt động tự động hoá ngành logistics
Các phần mềm quản lý, robot phần mềm cũng đang góp phần tích cực vào các hoạt động tự động hoá ngành logistics

Hiện nay, tự động hoá đã trở thành một chiến lược quan trọng trong hoạt động kinh doanh ngành logistics, đặc biệt trước những biến đổi nhanh chóng của yêu cầu thị trường. Theo nghiên cứu từ Global News Wire, tầm nhìn đến năm 2024, Châu Á Thái Bình Dương sẽ là khu vực có tốc độ phát triển mạnh nhất trên thị trường tự động hóa ngành logistics toàn cầu.

Lời khuyên dành cho các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực này là tìm đến các giải pháp sáng tạo, có tốc độ triển khai nhanh chóng, hoặc lựa chọn các giải pháp thuê ngoài các robot RPA, như robot cộng tác (cobot), dưới dạng một dịch vụ (RaaS)…

Sản phẩm RPA đến từ akaBot chính là giải pháp đáp ứng những nhu cầu về tốc độ triển khai, sự tiện lợi, giải quyết bài toán nhân sự khó thích nghi khi ứng dụng công nghệ mà các doanh nghiệp trong lĩnh vực logistics đang tìm kiếm. 

akaBot là một trong sáu nền tảng RPA phổ biến nhất toàn cầu
akaBot là một trong sáu nền tảng RPA phổ biến nhất toàn cầu

Tự hào là nhà tiên phong trên thị trường tự động hoá quy trình doanh nghiệp bằng robot, akaBot tích cực hỗ trợ các doanh nghiệp logistics trong các khâu quản lý dữ liệu, đồng bộ thông tin, góp phần đảm bảo sự thông suốt của hàng hoá và chất lượng dịch vụ.

Là sản phẩm của người Việt, akaBot thấu hiểu thị trường trong nước và những vướng mắc các doanh nghiệp logistics đang gặp phải, từ đó đưa ra những chiến lược phù hợp, hỗ trợ tận tình các doanh nghiệp trên chặng đường tự động hoá, hướng tới thành công. 

Để tìm hiểu thêm về tự động hoá trong logistics và giải pháp RPA từ akaBot, xin vui lòng để lại thông tin bên dưới hoặc liên hệ hotline +84 (24) 3 768 9048 để được tư vấn trực tiếp.

0 Share
guest
0 Comments
Inline Feedbacks
View all comments
Subscribe to Our Newsletter
Donec euismod arcu vel neque volutpat, sed ullamcorper tortor blandit. Spendisse potenti lacus neque.