Tư Vấn Chuyển Đổi Số: 4 Sai Lầm Thường Gặp và 5 Bí Kíp Thành Công

Trong báo cáo Tech Budgets 2022 của ZDNet chuyển đổi số là yếu tố quan trọng giúp doanh nghiệp hoạt động linh hoạt và bền bỉ hơn trước nền kinh tế hậu đại dịch. Chính vì vậy, nhu cầu được tư vấn chuyển đổi số hiện đang tăng cao, vì bất cứ doanh nghiệp nào cũng muốn vững vàng lợi thế cạnh tranh trên thị trường. Bài viết này sẽ cung cấp những hiểu biết giúp doanh nghiệp thành công trên đường đua chuyển đổi số. 

Chuyển đổi số là gì? 

Chuyển đổi số (tiếng Anh: Digital transformation) là việc sử dụng các công nghệ số để tác động tích cực đến mô hình kinh doanh, không chỉ để tăng doanh thu mà còn tạo ra những giá trị mới cho khách hàng và cho chính doanh nghiệp. 

Chuyển đổi số không còn là khái niệm quá mới lạ
Chuyển đổi số không còn là khái niệm quá mới lạ

Theo quan điểm của tập đoàn FPT, chuyển đổi số là quá trình áp dụng các xu hướng công nghệ để thay đổi phương thức điều hành, quy trình vận hành cũng như văn hóa công ty. Và để quá trình này diễn ra thuận lợi thì mọi doanh nghiệp đều cần được tư vấn chuyển đổi số một cách chi tiết để nắm bắt được những điểm mạnh, điểm yếu, những sai sót có thể xảy ra và những thách thức có thể gặp phải. 

5 sai lầm doanh nghiệp thường mắc phải khi chuyển đổi số 

Giai đoạn doanh nghiệp triển khai chuyển đổi số tất nhiên luôn là giai đoạn khó khăn nhất, bởi đây là lúc xuất hiện những sai lầm. Để chuyển đổi số thành công, các doanh nghiệp cần nhận thức và tránh những “cạm bẫy” sau:

Nghĩ rằng chuyển đổi số chính là số hoá

Sai lầm đầu tiên doanh nghiệp thường mắc phải đó là nhầm lẫn giữa khái niệm chuyển đổi số và số hóa. Ông Nguyễn Thành Phúc, Cục trưởng Cục tin học hóa thuộc Bộ thông tin và truyền thông từng giải thích: 

  • Số hóa là việc những giá trị thực được biến đổi sang dạng số
  • Còn chuyển đổi số là việc sử dụng những giá trị đã được số hóa kết hợp với các xu hướng công nghệ dẫn đầu như AI (trí tuệ nhân tạo), Big data… để phân tích dữ liệu, biến đổi dữ liệu, thay đổi mô hình kinh doanh cũng như cách thức vận hành, từ đó tạo ra giá trị mới.
Lạm dụng nhiều công nghệ không đồng nghĩa với chuyển đổi số
Lạm dụng nhiều công nghệ không đồng nghĩa với chuyển đổi số

Về bản chất, số hóa chính một phần của chuyển đổi số, là bước đệm quan trọng dẫn tới thành công của quá trình này. Khi doanh nghiệp nhầm lẫn giữa hai khái niệm số hóa – chuyển đổi số, họ không thể đưa ra những định hướng, quyết định kinh doanh đúng đắn, dẫn tới sự thất bại khi chuyển đổi số. 

Coi chuyển đổi số là nhiệm vụ của bộ phận IT

Chuyển đổi số thường liên quan khá nhiều đến các vấn đề kỹ thuật. Vậy nên nhiều doanh nghiệp hiểu nhầm chỉ các nhân sự của bộ phận IT mới cần quan tâm đến chuyển đổi số, còn các phòng ban khác không đóng vai trò gì trong quá trình này. 

Cách suy nghĩ này thực chất là một hiểu nhầm cực kỳ tai hại. Chuyển đổi số không phân biệt phòng ban hay vị trí khác nhau trong doanh nghiệp. Chuyển đổi số là tổng hòa của sự cố gắng, nỗ lực thay đổi của không chỉ một bộ phận, mà là toàn bộ hệ thống trong doanh nghiệp, từ các cấp lãnh đạo cho đến các cấp nhân viên. 

Mọi nhân viên trong tổ chức đều đóng vai trò quan trọng trong quá trình chuyển đổi số 
Mọi nhân viên trong tổ chức đều đóng vai trò quan trọng trong quá trình chuyển đổi số 

Một yếu tố quyết định sự thành hay bại của kế hoạch chuyển đổi số trong doanh nghiệp là từng nhân sự trong doanh nghiệp phải nắm rõ: Chuyển đổi số sẽ tác động như thế nào đến công việc của mình phụ trách? Tầm quan trọng của chuyển đổi số ra sao? Mình nên áp dụng chuyển đổi số vào quy trình làm việc như thế nào?

Cho rằng làm nhanh, làm nhiều tức là hiệu quả 

Trên đường đua chuyển đổi số, việc doanh nghiệp có nhiều tham vọng cũng là điều dễ hiểu. Tuy nhiên, tâm lý nóng vội chưa bao giờ là công thức dẫn đến thành công, việc doanh nghiệp cố gắng áp dụng thật nhiều công nghệ mới cùng lúc có thể khiến họ đánh mất những mục tiêu ban đầu. 

Chuyển đổi số nên được coi là một cuộc đua tiếp sức thay vì cuộc thi chạy thông thường, đây là một quá trình dài, từng bước từng bước được đánh dấu bằng sự phát triển bền vững và không ngừng nghỉ. Nếu như doanh nghiệp chỉ cố gắng tạo nên những dự án lớn để áp dụng càng nhiều công nghệ càng tốt, họ dễ dàng sa vào cái bẫy “tham lam”, dẫn đến không có đủ nguồn lực, thời gian cho việc giải quyết các vấn đề cốt lõi.

Áp dụng quá nhiều công nghệ có thể khiến cho mục đích ban đầu của chuyển đổi số bị lãng quên 
Áp dụng quá nhiều công nghệ có thể khiến cho mục đích ban đầu của chuyển đổi số bị lãng quên 

Tin rằng chuyển đổi số sẽ thành công ngay khi doanh nghiệp áp dụng công nghệ

Chuyển đổi số có thể liên quan đến nhiều xu hướng công nghệ dẫn đầu như điện toán đám mây, Internet vạn vật (Internet of things), Big data hay Trí tuệ nhân tạo. Tuy nhiên, chuyển đổi số không chỉ là về công nghệ, có công nghệ chưa phải là có tất cả. Doanh nghiệp rơi vào trạng thái “ảo tưởng về vị thế” khi nghĩ rằng, đầu tư nhiều vào công nghệ hàng đầu đồng nghĩa với doanh nghiệp cũng đang dẫn đầu trong đường đua chuyển đổi số. 

Xét cho cùng, công nghệ chỉ là công cụ, và nếu chỉ áp dụng công nghệ, doanh nghiệp chỉ dậm chân tại chỗ ở bước đầu tiên của chuyển đổi số – số hóa. Chỉ khi doanh nghiệp, con người và công nghệ có thể làm việc với nhau một cách nhuần nhuyễn, kết hợp để cùng phát triển thì chuyển đổi số mới thực sự diễn ra. 

Công nghệ cũng chỉ là công cụ hỗ trợ
Công nghệ cũng chỉ là công cụ hỗ trợ

Trong quá trình này, những chiến lược kinh doanh đúng đắn cần được đưa ra để thúc đẩy quá trình số hóa các quy trình nội bộ, cũng như xây dựng và phát triển những mô hình kinh doanh mới. Song song đó là việc lên những kế hoạch mang tính chiến lược về xây dựng hạ tầng chính sách, dữ liệu, kỹ thuật…

Bên cạnh đó, nhân viên trong doanh nghiệp cần làm quen, áp dụng và hiểu được tầm quan trọng của chuyển đổi số. Chuyển đổi số có thành công hay không, chính nhờ vào tư duy của con người, nhờ vào cách con người tiếp cận và giải quyết các vấn đề. Nếu như một doanh nghiệp có văn hóa không đề cao sự đổi mới thì không có công nghệ tiên tiến nào có thể đưa doanh nghiệp tiến xa trong đường đua chuyển đổi. 

Chuyển đổi số chỉ dành cho các doanh nghiệp lớn

Các phương tiện truyền thông, báo đài đang tạo ra những nhận định sai lầm cho nhiều chủ doanh nghiệp. Những tin tức về các người khổng lồ làng công nghệ như: Spotify – ông lớn stream nhạc với số người dùng áp đảo toàn cầu thay đổi hoàn toàn cách nghe nhạc, Netflix – “đế chế” mới làng giải trí truyền hình hay Grab – “hung thần” hay “cứu tính” của những dịch vị taxi truyền thống… luôn tràn ngập các mặt báo, tạo nên một hiểu nhầm rằng, chỉ những doanh nghiệp lớn mới cần, hay mới đủ khả năng chuyển đổi số. 

Grab - thách thức cho taxi truyền thống
Grab – thách thức cho taxi truyền thống

Trên thực tế, chuyển đổi số là cuộc đua công bằng, bất kỳ ai đủ nhanh nhạy cũng sẽ vươn lên và giành được vị trí của riêng mình. Nếu như các doanh nghiệp truyền thống có thể bứt ra khỏi “vũng lầy” của sức ì hệ thống, cơ chế phức tạp, quy trình và bộ máy cồng kềnh… thì họ hoàn toàn có thể thích ứng nhanh và đổi mới không ngừng. 

5 bí kíp giúp chuyển đổi số thành công 

Như vậy, có cách nào để biết một kế hoạch chuyển đổi số liệu đã mang đủ những yếu tố cần thiết để thành công hay chưa? Phần tiếp theo sau đây sẽ mang tới 5 bí kíp giúp cho doanh nghiệp của bạn chuyển đổi số thành công. 

Thiết lập chiến lược và văn hoá dài hạn

Văn hóa doanh nghiệp là sự tổng hòa của tầm nhìn, giá trị, môi trường làm việc và cách cách hành xử nội bộ. Những điều này tạo nên tính cách của doanh nghiệp. Nếu một doanh nghiệp không có văn hóa bền vững thì doanh nghiệp ấy có thể thất bại dù cho có tài năng và nguồn lực lớn đến đâu. Những công ty hàng đầu như Apple, Google hay Amazon đều nổi tiếng bởi tầm nhìn và văn hóa công ty thực sự bền vững và dài hạn. 

Văn hóa doanh nghiệp vẫn còn là bài toán khó đối với các doanh nghiệp Việt 
Văn hóa doanh nghiệp vẫn còn là bài toán khó đối với các doanh nghiệp Việt 

Việc giải quyết bài toán về văn hóa doanh nghiệp vẫn luôn là nỗi trăn trở của nhiều doanh nghiệp. Và cách để xây dựng văn hóa doanh nghiệp vững mạnh đó là tuân theo các bước sau: 

  • Xác định Nhiệm vụ – Tầm nhìn – Giá trị cốt lõi của công ty và đưa chúng vào thực tiễn
  • Tuyển chọn những nhân viên có mục tiêu sát với sự phát triển của công ty và có khả năng bổ trợ lẫn nhau.
  • Cuối cùng hãy áp dụng các công cụ đo lường, đánh giá hiệu quả. 

Coi trọng việc gắn kết và tối ưu hóa trải nghiệm khách hàng

Trải nghiệm khách hàng là yếu tố cốt lõi quyết định sự thành công của bất kỳ doanh nghiệp nào. Chính vì vậy, quá trình chuyển đổi số của một doanh nghiệp luôn ưu tiên mục tiêu là nâng cao, tối ưu trải nghiệm khách hàng. 

Chuyển đổi số thành công hay không? Trải nghiệm khách hàng sẽ quyết định
Chuyển đổi số thành công hay không? Trải nghiệm khách hàng sẽ quyết định

Trải nghiệm khách hàng là sự tổng hòa của nhiều lớp: dịch vụ hoàn hảo, quá trình tương tác trực tiếp mang đến nhiều sự hài lòng và quá trình thanh toán trực tuyến tối ưu. Để nâng cao trải nghiệm khách hàng, doanh nghiệp cần hiểu rõ toàn bộ hành trình của họ, kết hợp với việc ứng dụng công nghệ số để nâng cao cách quản trị và đo đường trải nghiệm khách hàng một cách dễ dàng, nhanh chóng và chính xác hơn.

Luôn luôn cải tiến 

Khi giảm thiểu tối đa những lãng phí liên quan đến thời gian, tiền bạc, cơ sở vật chất hay nhân sự, doanh nghiệp có thể cải thiện năng suất. Đôi khi, việc cải tiến này thường bị bỏ qua vì khách hàng gần như không thể nhìn hay cảm nhận nó. Tuy nhiên, một nhà lãnh đạo thông minh nhắm tới mục tiêu cải tiến quy trình, nâng cao năng suất lên trước nhằm tiết kiệm chi phí và thời gian để mang đến một sản phẩm hay dịch vụ, từ đó nâng cao trải nghiệm khách hàng. 

Doanh nghiệp nên tự động hóa quy trình để nhân viên có thể tập trung vào những nhiệm vụ chuyên sâu hơn 
Doanh nghiệp nên tự động hóa quy trình để nhân viên có thể tập trung vào những nhiệm vụ chuyên sâu hơn 

Đầu tư vào cải tiến quy trình qua việc ứng dụng công nghệ số mang đến những lợi ích vượt trội như tăng năng suất, hệ thống sản xuất linh hoạt, khả năng ra quyết định hiệu quả hơn, chính xác hơn… Tất cả những điều trên dẫn đến sự hài lòng của khách hàng – phần thưởng cho các khoản đầu tư vào việc tối ưu quy trình. 

Cần quyết đoán trong việc áp dụng công nghệ

Ở thế kỷ 21, công nghệ có tầm ảnh hưởng đến hầu hết tất cả các khía cạnh trong cuộc sống, từ vận hành giao thông an toàn, hiệu quả, đến cách tiếp cận nguồn thực phẩm, chăm sóc sức khỏe, xã hội hóa và gia tăng năng suất. 

Internet giúp một doanh nghiệp dù nhỏ cũng có thể phục vụ tệp khách hàng toàn cầu. Những tiến bộ trong công nghệ biến cuộc chơi trở nên công bằng, khi quy mô và tuổi đời công ty không còn là giới hạn của những giấc mơ. Năm thương hiệu đứng đầu thế giới là Apple, Google, Amazon, Microsoft và Facebook đều trẻ hơn 95 thương hiệu còn lại trong danh sách 100. Điều này cho thấy, doanh nghiệp nào càng quyết đoán, càng mạnh mẽ trong việc áp dụng công nghệ số mới, doanh nghiệp đó sẽ có lợi thế cạnh tranh. Nếu không hành động nhanh, kể cả những “ông lớn” cũng sẽ nhanh chóng mất vị thế và chấp nhận bị thay thế bởi những doanh nghiệp trẻ hơn. 

Coi trọng việc quản lý và phân tích dữ liệu 

Thu thập dữ liệu chưa bao giờ là trọng điểm, trọng điểm là thu thập dữ liệu để làm gì. Nếu dữ liệu được khai thác một cách hiệu quả thì sẽ trở thành khối tài sản vô giá và hỗ trợ các cấp quản lý, lãnh đạo đưa ra những quyết định đúng và hợp lý hơn. 

Phân tích dữ liệu phục vụ các quyết định kinh doanh 
Phân tích dữ liệu phục vụ các quyết định kinh doanh 

Theo một nghiên cứu của MicroStrategy, trong giai đoạn 2019-2022 và thậm chí hơn thế nữa, hơn 70% doanh nghiệp toàn cầu sẽ tăng vốn đầu tư vào phân tích dữ liệu. Các công ty trên toàn thế giới đang sử dụng dữ liệu để tối ưu quy trình và chi phí, nâng cao chiến lược và thay đổi, theo dõi và cải thiện hiệu suất tài chính. 

Tiêu chí chọn doanh nghiệp cung cấp giải pháp tư vấn chuyển đổi số 

Một đơn vị tư vấn chuyển đổi số uy tín sẽ giúp doanh nghiệp có chiến lược phù hợp, và từ đó có kế hoạch chi tiết và khả thi cho cả quá trình chuyển đổi số. Không có một công thức chung cho kế hoạch chuyển đổi số vì mỗi doanh nghiệp có nét riêng. Chính vì vậy, nhiệm vụ của các đơn vị tư vấn chuyển đổi số là đánh giá tình hình thực tế của công ty, nắm vững mục tiêu và khả năng của công ty, từ đó đề xuất những giải pháp tích hợp các phòng ban với những công nghệ số phù hợp. 

Một số tiêu chí để doanh nghiệp lựa chọn đơn vị cung cấp giải pháp tư vấn chuyển đổi số là: 

  • Kinh nghiệm làm việc trong ngành, ví dụ như số năm hoạt động, số dự án thành công, liệu đã có kinh nghiệm hợp tác với những doanh nghiệp lớn…
  • Họ có khả năng hỗ trợ, làm việc cùng doanh nghiệp lâu dài trên con đường chuyển đổi số không? Chuyển đổi số không phải dự án ngắn hạn mà sẽ là một quá trình lâu dài, vì vậy, kiếm tiềm một người đồng hành bền bỉ là rất quan trọng. 
  • Khả năng thấu hiểu nhu cầu của doanh nghiệp. 
  • Năng lực về mặt kỹ thuật 
  • Nên chọn đơn vị ưu tiên khách hàng thay vì ưu tiên quy trình 
Một đơn vị mang đến giải pháp tư vấn chuyển đổi số phù hợp sẽ phần nào đảm bảo sự thành công 
Một đơn vị mang đến giải pháp tư vấn chuyển đổi số phù hợp sẽ phần nào đảm bảo sự thành công 

Chúng ta hiện đang sống trong một thế giới số, và chuyển đổi số được coi là chìa khóa dẫn đến tương lai, đang định nghĩa lại cách thức hoạt động của các doanh nghiệp. Theo như báo cáo của IDC, cho đến năm 2023, hơn 50% vốn đầu tư vào công nghệ thông tin và truyền thông sẽ rơi vào chuyển đổi số. Để quá trình chuyển đổi số được diễn ra suôn sẻ hơn, các doanh nghiệp cũng cần cân nhắc lựa chọn công ty tư vấn chuyển đổi số phù hợp, có giải pháp tối ưu vận hành quy trình doanh nghiệp. 

akaBot hiện là một trong 6 nền tảng tự động hóa quy trình bằng robot (RPA) tốt nhất thế giới, đã và đang cung cấp giải pháp RPA nhằm tối ưu quy trình vận hành cho hơn 200 khách hàng, đối tác chiến lược ở nhiều quốc gia như Nhật Bản, Đài Loan, Mỹ, Anh … akaBot được đánh giá cao nhờ cho thấy những kết quả vượt trội, giúp doanh nghiệp tăng năng suất từ 60% đến 80%, giảm thời gian xử lý đến 90%, đồng thời cam kết mức độ bảo mật cao. 

0 Share
guest
0 Comments
Inline Feedbacks
View all comments
Subscribe to Our Newsletter
Donec euismod arcu vel neque volutpat, sed ullamcorper tortor blandit. Spendisse potenti lacus neque.